“Tiền của dân” vì đâu dễ dàng thất thoát?

“Thiếu quy định về quản trị công thì người có chức có quyền dễ lạm quyền. Tiền của Nhà nước, của dân bị thất thoát cũng có nguyên nhân đó”, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh – Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh.

Ảnh minh họa.

Có bảo hiểm, ngư dân vẫn ăn quả đắng

Ngày 17/12/2015, tàu KH 96292-TS do ông Huỳnh Phi Hùng (ở Hòn Rớ, Nha Trang, Khánh Hòa) ra khơi đánh bắt cá ở biển Ninh Thuận và Bình Thuận. Nghề cá cuối năm nhiều rủi ro nhưng ông cố nốt chuyến cuối để anh em ngư phủ có tiền đón Tết Bính Thân 2016.

Tàu ra khơi hơn tuần, đài báo gió biển giật cấp 6, cấp 7; qua ICOM, ông Hùng đã quyết định cho thuyền trưởng Nguyễn Văn Sắc đưa tàu quay về. Hai giờ sáng ngày 27/12/2015, sóng to, phủ qua tàu, nước tràn trên mặt boong.

Tàu bị sóng đánh vỡ, nước tràn vào nhiều, thuyền viên làm mọi cách để chống chìm tàu, gọi tàu cá gần đó hỗ trợ nhưng không kịp. Ngư dân hò nhau nhảy ào xuống biển, được tàu cá khác pha đèn tìm kiếm, vớt lên trong đêm, gia sản tiền tỷ chìm xuống biển.

Con tàu này được mua bảo hiểm của Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt để đề phòng bất trắc. Tuy nhiên, sau đó nhân viên bảo hiểm thông báo: Trong chuyến tàu gặp nạn của ông Hùng, thuyền trưởng có bằng, nhưng máy trưởng không có bằng; theo các điều khoản hợp đồng, không được đền bù... (Xem tiếp)

Thủ tướng: “Phải đóng cửa các cơ sở chế biến gỗ rừng tự nhiên”

Ngày 20/6, tại Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ghi nhận, hoan nghênh các ý kiến đóng góp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò của rừng đối với Tây Nguyên, địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng và cho rằng Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội gắn với việc bảo vệ rừng, góp phần đưa Tây Nguyên có bước phát triển mới.

Thủ tướng nhìn nhận, thời gian qua, việc Tây Nguyên mất 41% diện tích rừng là rất nghiêm trọng. Chất lượng rừng còn lại cũng rất kém. Nguyên nhân, theo Thủ tướng, là do các cấp, các ngành chưa quan tâm đúng mức, nhất là đất rừng chưa có chủ; lực lượng chức năng chưa làm tròn trách nhiệm bảo vệ rừng... (Xem tiếp)

Vì sao người có chức vụ dễ lạm quyền, gây thất thoát tiền của dân?

“Thiếu quy định về quản trị công thì người có chức có quyền dễ lạm quyền. Tiền của Nhà nước, của dân bị thất thoát cũng có nguyên nhân đó”.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh – Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã nhấn mạnh điều này khi bày tỏ băn khoăn về đạo đức công vụ và hành lang pháp lý để “kiểm soát quyền lực”.

Đó cũng là lý do khiến bà đưa ra đề xuất xây dựng Luật Hành chính công và kiên trì nhiều năm nghiên cứu để hoàn thiện.

Đặc biệt, sau vụ Vinalines , Vinashin, tài sản đã bị thất thoát rất lớn. Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu có ý kiến gay gắt, bởi đây là tiền của nhân dân, mồ hôi nước mắt của dân mà sao những cơ quan, người quản lý đồng tiền này lại dám làm điều hết sức phi pháp, gây thất thoát để đến hôm nay không thể thu hồi được... (Xem tiếp)

Nghi vấn hàng giả, hàng nhái trà trộn vào sữa Meiji: Tổng cục Hải quan nói gì?

Hãng sữa Meiji mới đây đã có công văn gửi các cơ quan chức năng của Việt Nam, trong đó có Tổng cục Hải quan. Trong công văn, hãng Meiji đề nghị Tổng cục Hải quan không cấp phép nhập khẩu, thông quan đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu sữa Meiji tiêu thụ nội địa Nhật Bản về Việt Nam.

Lý do được Meiji đưa ra là sữa tiêu thụ nội địa Nhật Bản không đúng với chuẩn ở Việt Nam; chất lượng hàng nội địa sang tới Việt Nam không rõ ràng; có thể bị hàng nhái, hàng giả trà trộn.

Trong văn bản trả lời báo chí và hãng sữa Meiji (xuất xứ Nhật Bản), Tổng cục Hải quan khẳng định chưa nhận được thông tin nào phản ánh về tình trạng hàng giả, hàng nhái trà trộn vào hàng Nhật Bản trên thị trường Việt Nam.

Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng chưa nhận được phản ảnh của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và của các Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các thông tin doanh nghiệp phản ảnh nêu trên... (Xem tiếp)

Hiển hiện nguy cơ tan rã Đồng bằng sông Cửu Long

Nước sông Hậu xanh như nước biển vì không còn phù sa. ẢNH: ĐÌNH TUYỂN

PGS-TS. Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH Cần Thơ), cho biết nghiên cứu của ĐH Quốc gia Singapore (National University of Singapore) về tác động của đập thủy điện Mạn Loan (Manwan, Trung Quốc) lên lượng phù sa đổ về ĐBSCL cho thấy trước khi có con đập này, lượng phù sa về ĐBSCL khoảng 160 triệu tấn/năm.

Sau khi con đập được đưa vào hoạt động, con số này chỉ còn 75 triệu tấn. Như vậy, chỉ với một con đập Trung Quốc tạo ra, lượng phù sa đã giảm đi một nửa. Theo tính toán, con số này sẽ tiếp tục giảm thêm 1/2 nữa, chỉ còn khoảng 42 triệu tấn, nếu các đập trên dòng chính sông Mê Kông ở Lào và Campuchia đi vào hoạt động.

Gắn bó cả đời với vùng đất An Giang - thượng nguồn sông Cửu Long, ở cả góc độ một người nông dân và lãnh đạo tỉnh An Giang, ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, tâm sự: "Người ta nói đập Trung Quốc không ảnh hưởng gì đến ĐBSCL. Nhưng rồi thực tế chứng minh ngược lại. Cứ coi sự thay đổi của con nước là thấy rõ ngay... " (Xem tiếp)

Ghẹ Vũng Tàu “siêu rẻ” bán đầy đường Sài Gòn

Hơn một tuần nay dọc các tuyến đường ở TP. HCM như Quốc lộ 13, Điện Biên Phủ (Bình Thạnh), Xa Lộ Hà Nội (quận 2)…, ghẹ to giá "siêu rẻ" được chất đầy trên các xe đẩy bán đầy đường. Đa phần sản phẩm được bán trên các xe đẩy là ghẹ 3 chấm (hay còn gọi là ghẹ mặt trăng).

Trong khi các vựa hải sản bán ghẹ loại lớn giá từ 200.000 đến 400.000 đồng một kg tùy kích cỡ thì trên các đường phố Sài Gòn, tiểu thương xe đẩy chỉ bán với giá chưa đầy 100.000 đồng.

Là vựa hải sản lớn tại TP. HCM, đại diện Gánh Hải Sản ở quận Bình Thạnh xác nhận thời gian gần đây ghẹ vào mùa. Tuy nhiên, theo quản lý vựa hải sản này thì chỉ có ghẹ dạt mới có giá rẻ chứ ghẹ ngon "bao ăn" giá vẫn đang rất đắt. Do vậy người mua nên thận trọng với các sản phẩm có giá rẻ bất ngờ... (Xem tiếp)

Nguy cơ nhiễm bệnh từ nước đá bẩn

Hiện nay, tại các bến xe, cổng bệnh viện, nơi công sở… dễ dàng bắt gặp các quán giải khát, trà đá di động sử dụng loại đá “ba không” giá rẻ: không nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh, không tiêu chuẩn chất lượng để pha chế nước giải khát cho người tiêu dùng.

Tại nhiều cửa hàng, đá lạnh được để trong những thùng xốp nhỏ cáu bẩn. Người bán dùng tay trần bốc đá, khách mua vô tư uống mà không quan tâm đến vệ sinh, miễn sao cho thỏa cơn khát.Trong khi đó, các quán hàng bán nước giải khát đường phố từ thành thị đến nông thôn lại sử dụng loại đá này cung cấp cho người tiêu dùng.

Đáng lưu ý, một số quán không sử dụng đá viên tinh khiết mà dùng đá cây đập vụn cho vào thùng xốp bảo quản để bán cà phê, nước giải khát trong khi theo quy định đá cây chỉ được dùng để ướp thực phẩm... (Xem tiếp)

TUẤN VIỆT

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/thoi-su/tien-cua-dan-vi-dau-de-dang-that-thoat-1756349.html