'Tiêm kích ma' ADM-160B khiến đối phương cạn tên lửa phòng không

Tên lửa mồi bẫy ADM-160B được ví như 'tiêm kích ma' khiến cho phòng không đối phương hỗn loạn, hoặc có thể cạn tên lửa phòng không vì phóng đánh chặn.

Chương trình tên lửa mồi bẫy ADM-160 ra đời từ thập niên 1990 dựa trên chiến thuật nghi binh trong chiến tranh.

Quân đội Mỹ muốn sử dụng tên lửa hành trình đóng giả thành các "tiêm kích ma" để đánh lừa hệ thống phòng không đối phương.

ADM-160B là phiên bản nâng cấp từ dự án tên lửa mồi bẫy, được đưa vào biên chế quân đội Mỹ năm 2009.

Khi được phóng đi từ tiêm kích, ADM-160B có thể giả lập tới 100 mục tiêu bay khác nhau (từ tên lửa hành trình cho tới máy bay tàng hình) trong suốt hành trình.

Việc giả lập các mục tiêu khiến cho phòng không đối phương bị rối dẫn tới quá tải, không thể biết được đâu là tên lửa thật và giả.

Thậm chí ADM-160B có thể khiến phòng không đối phương "cạn" tên lửa đánh chặn vì bắn quá nhiều.

ADM-160B có thể được phóng từ nhiều loại phi cơ, từ tiêm kích F-16 đến vận tải cơ hạng nặng.

Về kích thước, ADM-160B có chiều dài 2,384m, sải cánh 1,72 m, đường kính 15 cm.

ADM-160B có trọng lượng vào khoảng 115 kg.

Loại tên lửa mồi bẫy này được trang bị một động cơ phản lực cho phép bay với vận tốc mach 0,9.

Trần bay của ADM-160B đạt 12.200 m và có phạm vi hoạt động lên tới 920 km.

ADM-160B có thể hoạt động liên tục trong khoảng thời gian 45 phút và liên tục nhiều vòng quanh khu vực phòng không đối phương.

Đơn giá của một tên lửa mồi bẫy ADM-160B vào khoảng 322.000 USD.

ADM160B đã được Mỹ và đồng minh sử dụng trong thực chiến và cho hiệu suất cao.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tiem-kich-ma-adm-160b-khien-doi-phuong-can-ten-lua-phong-khong-post539687.antd