Tịch thu tài sản, Gia Khánh không động vào bảo vật nào của Hòa Thân?

Khi tịch thu tài sản của tham quan Hòa Thân, hoàng đế Gia Khánh đành để lại một bảo vật trong phủ của tham quan này. Đến nay, nó vẫn ở cung vương phủ.

Suốt chiều dài lịch sử phong kiến Trung Quốc, Hòa Thân được biết đến là tham quan khét tiếng của nhà Thanh. Do được hoàng đế Càn Long tin tưởng và trọng dụng nên ông có con đường quan lộ rộng mở. Từ đó, tham quan này dùng đủ mọi cách để vơ vét tài sản.

Suốt chiều dài lịch sử phong kiến Trung Quốc, Hòa Thân được biết đến là tham quan khét tiếng của nhà Thanh. Do được hoàng đế Càn Long tin tưởng và trọng dụng nên ông có con đường quan lộ rộng mở. Từ đó, tham quan này dùng đủ mọi cách để vơ vét tài sản.

Thế nhưng, tháng ngày tươi đẹp, giàu sang phú quý hơn người của tham quan Hòa Thân chấm dứt sau khi hoàng đế Càn Long băng hà năm 1799 và vua Gia Khánh lên ngôi. Cụ thể, 15 ngày sau khi hoàng đế Càn Long qua đời, vua Gia Khánh lập bản luận tội liệt kê 20 đại tội của Hòa Thân. Do mất đi chỗ dựa là vua Càn Long nên Hòa Thân không thể thoát được việc bị trừng trị.

Thế nhưng, tháng ngày tươi đẹp, giàu sang phú quý hơn người của tham quan Hòa Thân chấm dứt sau khi hoàng đế Càn Long băng hà năm 1799 và vua Gia Khánh lên ngôi. Cụ thể, 15 ngày sau khi hoàng đế Càn Long qua đời, vua Gia Khánh lập bản luận tội liệt kê 20 đại tội của Hòa Thân. Do mất đi chỗ dựa là vua Càn Long nên Hòa Thân không thể thoát được việc bị trừng trị.

Cuối cùng, vua Gia Khánh hạ lệnh cho Hòa Thân chết toàn thây. Do đó, tham quan khét tiếng của nhà Thanh tự sát tại phủ vào ngày 22/2/1799.

Cuối cùng, vua Gia Khánh hạ lệnh cho Hòa Thân chết toàn thây. Do đó, tham quan khét tiếng của nhà Thanh tự sát tại phủ vào ngày 22/2/1799.

Song song với xử chết Hòa Thân, vua Gia Khánh cho người tịch thu tài sản tại phủ của tham quan này. Trong quá trình khám xét và tịch thu, các quan viên triều đình choáng ngợp trước khối tài sản khổng lồ của Hòa Thân. Một số tài liệu ghi chép rằng, tổng tài sản của Hòa Thân bị tịch thu bằng 15 năm ngân khố quốc gia.

Song song với xử chết Hòa Thân, vua Gia Khánh cho người tịch thu tài sản tại phủ của tham quan này. Trong quá trình khám xét và tịch thu, các quan viên triều đình choáng ngợp trước khối tài sản khổng lồ của Hòa Thân. Một số tài liệu ghi chép rằng, tổng tài sản của Hòa Thân bị tịch thu bằng 15 năm ngân khố quốc gia.

Trong số những của cải bị tịch thu trong phủ Hòa Thân, vua Gia Khánh không động đến một thứ. Đó chính là tấm bia đá có đề chữ "Phúc" do hoàng đế Khang Hy ngự bút tặng Hiếu Trang hoàng thái hậu. Đến nay, "bảo vật" này vẫn ở trong cung vương phủ của Hòa Thân tại Bắc Kinh.

Trong số những của cải bị tịch thu trong phủ Hòa Thân, vua Gia Khánh không động đến một thứ. Đó chính là tấm bia đá có đề chữ "Phúc" do hoàng đế Khang Hy ngự bút tặng Hiếu Trang hoàng thái hậu. Đến nay, "bảo vật" này vẫn ở trong cung vương phủ của Hòa Thân tại Bắc Kinh.

Theo sử sách, vào năm Khang Hi thứ 20 (tức năm 1673), Hiếu Trang Thái hậu sắp đại thọ 60 tuổi thì bất ngờ mắc bệnh nặng. Dù thái y nỗ lực chữa trị nhưng tình hình sức khỏe của Hiếu Trang Thái hậu không được cải thiện.

Theo sử sách, vào năm Khang Hi thứ 20 (tức năm 1673), Hiếu Trang Thái hậu sắp đại thọ 60 tuổi thì bất ngờ mắc bệnh nặng. Dù thái y nỗ lực chữa trị nhưng tình hình sức khỏe của Hiếu Trang Thái hậu không được cải thiện.

Hiếu Trang Thái hậu được hoàng đế Khang Hy kính trọng vì bà có ơn nuôi dưỡng và có công phò tá. Do vậy, ông hoàng nhà Thanh dùng thân phận cửu ngũ chí tôn để cầu trời cao ban phúc, ban phước lành giúp Hiếu Trang Thái hậu kéo dài thọ mệnh.

Hiếu Trang Thái hậu được hoàng đế Khang Hy kính trọng vì bà có ơn nuôi dưỡng và có công phò tá. Do vậy, ông hoàng nhà Thanh dùng thân phận cửu ngũ chí tôn để cầu trời cao ban phúc, ban phước lành giúp Hiếu Trang Thái hậu kéo dài thọ mệnh.

Khang Hy thực hiện trai giới trong 3 ngày và ngự bút viết chữ "Phúc". Sau đó, chữ "Phúc" được khắc lại trên bia đá. Sau nghi lễ cầu phúc trên, sức khỏe của Hiếu Trang Thái hậu dần tốt lên. Không những vậy, bà sống được thêm 15 năm. Do đó, bia đá trên được xem như quốc bảo trong cung.

Khang Hy thực hiện trai giới trong 3 ngày và ngự bút viết chữ "Phúc". Sau đó, chữ "Phúc" được khắc lại trên bia đá. Sau nghi lễ cầu phúc trên, sức khỏe của Hiếu Trang Thái hậu dần tốt lên. Không những vậy, bà sống được thêm 15 năm. Do đó, bia đá trên được xem như quốc bảo trong cung.

Với địa vị và quyền lực trong tay, Hòa Thân bí mật trộm bia đá khắc chữ "Phúc" mang về phủ của mình. Khi biết chuyện, Gia Khánh tức giận và sai người mang tấm bia đá về hoàng cung. Tuy nhiên, các quan đại thần nhanh chóng can ngăn vua Gia Khánh.

Với địa vị và quyền lực trong tay, Hòa Thân bí mật trộm bia đá khắc chữ "Phúc" mang về phủ của mình. Khi biết chuyện, Gia Khánh tức giận và sai người mang tấm bia đá về hoàng cung. Tuy nhiên, các quan đại thần nhanh chóng can ngăn vua Gia Khánh.

Bởi lẽ, khi mang về phủ, Hòa Thân mời một thầy phong thủy về để bố trí bố cục, nối liền long mạch, hoàng cung và tấm bia đá trong phủ của mình thành một thể.

Bởi lẽ, khi mang về phủ, Hòa Thân mời một thầy phong thủy về để bố trí bố cục, nối liền long mạch, hoàng cung và tấm bia đá trong phủ của mình thành một thể.

Nếu như di chuyển tấm bia đá khắc chữ "Phúc" về hoàng cung thì sẽ cắt đứt long mạch của hoàng tộc. Do đó, vua Gia Khánh ngậm ngùi để lại bảo vật này ở lại phủ của Hòa Thân thay vì mang về cung.

Nếu như di chuyển tấm bia đá khắc chữ "Phúc" về hoàng cung thì sẽ cắt đứt long mạch của hoàng tộc. Do đó, vua Gia Khánh ngậm ngùi để lại bảo vật này ở lại phủ của Hòa Thân thay vì mang về cung.

Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tich-thu-tai-san-gia-khanh-khong-dong-vao-bao-vat-nao-cua-hoa-than-1669130.html