Thủy phi cơ US-2 của Nhật Bản uy lực cỡ nào?

ShinMaywa US-2 được thiết kế với khả năng hoạt động ấ tượng trên biển, đây được coi là một trong những thủy phi cơ tốt nhất thế giới.

ShinMaywa US-2 là một thủy phi cơ cỡ lớn của Nhật Bản nghiên cứu phát triể. Chúng được thiết kế cho cứu hộ trên biển (ASR), vận tải hàng hóa và lính đặc nhiệm hải quân trong nhưng phi vụ tác chiến ven bờ.

ShinMaywa US-2 dự kiến sẽ thay thế vai trò của máy bay Shin Meiwa US-1A trong biên chế hải quân Nhật Bản.

Được biết thủy phi cơ ShinMaywa US-2 đã cất cánh thử lần đầu tiên từ năm 2003, được đưa ra giới thiệu từ năm 2007.

Được thiết kế để phục vụ cho nhiệm vụ trên biển, thủy phi cơ ShinMaywa US-2 có khả năng cất hạ cánh dưới nước với quãng đường lấy đà cực kỳ ngắn, giúp nó có thể xà xuống bất cứ khu vực biển nào ngay khi cần.

Ngoài ra, loại máy bay này còn có khả năng mang theo nước để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy.

Tối đa mỗi chuyến, ShinMaywa US-2 có thể chở được 15 tấn nước và số nước này sẽ được ShinMaywa US-2 xả hết ngay lập tức xuống mục tiêu chỉ trong thời gian ngắn.

ShinMaywa US-2 có tầm hoạt động tới 4.700 km, bán kính tác chiến 1.800 km.

Thủy phi cơ này có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3 - 5 m.

ShinMaywa US-2 được thiết kế cabin bằng thủy tinh gia cường, là loại thủy phi cơ cỡ lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng cabin chịu lực giúp nó có thể chịu áp suất lớn khi bay trên độ cao tối đa 9 km và chịu được sức va đập của sóng cao 5 m, tốc độ gió 30 m/s.

Với khả năng này, ShinMaywa US-2 được đánh giá là rất phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở khu vực biển Hoa Đông.

Hệ thống thiết bị trên máy bay có trình độ tự động hóa rất cao, hệ thống thông tin sử dụng các thiết bị trên dải sóng cao tần, rất cao tần và siêu cao tần (HF/VHF/UHF);

Hệ thống dẫn đường của thủy phi cơ ShinMaywa US-2 sử dụng phương thức hỏi/đáp thông tin vệ tinh 2 chiều (ARQ), thiết bị định vị toàn cầu GPS, thiết bị dẫn đường quán tính.

Hệ thống trinh sát trên ShinMaywa US-2 sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu, thiết bị quan sát hồng ngoại ban đêm và hệ thống radar đa nhiệm “Sea King” do công ty Thomson/DASA sản xuất, phục vụ công tác tìm kiếm, cứu hộ, tuần tiễu.

Ngoài thủy phi cơ ShinMaywa US-2 nó còn có thể mang theo các phao sonar để đảm nhận nhiệm vụ trinh sát và phát hiện tàu ngầm.

Máy bay có kíp lái lên tới 11 người kèm theo khả năng mang theo khoảng 20 hành khách hoặc 12 cáng cứu thương.

ShinMaywa US-2 được trang bị tới năm động cơ trong đó có bốn động cơ AE 2100J công suất mỗi động cơ 4.592 mã lực và một động cơ công suất 1.364 mã lực

Tốc độ tối đa mà chiếc thủy phi cơ này đạt được vào khoảng 560 km/h, tốc độ hành trình 480 km/h kèm theo đó là trần bay 7.100 m.

Cụ thể, khi cất cánh từ trên mặt nước, ShinMaywa US-2 chỉ cần 280 mét chạy đà trong khi hạ cánh chỉ cần 330 mét.

Trong khi đó khi cất - hạ cánh trên mặt đất, khoảng cách mà ShinMaywa US-2 cần lần lượt là 490 mét và 1.500 mét đường băng.

Hiện chưa có thông tin gì về khả năng trang bị vũ khí chống ngầm trên thủy phi cơ ShinMaywa US-2 nhưng với trình độ công nghệ rất cao của Nhật, điều này cũng không phải là quá khó khăn.

Ngoài sử dụng trong nước, thủy phi cơ ShinMaywa US-2 cũng được Nhật Bản tiếp thị để xuất khẩu.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/thuy-phi-co-us-2-cua-nhat-ban-uy-luc-co-nao-post552782.antd