Thụy Điển thử nghiệm máy phát điện nổi trên Đại Tây Dương

Hãng CorPower của Thụy Điển vừa công bố kết quả cuộc thử nghiệm máy phát điện nổi quy mô đầy đủ trên Đại Tây Dương.

 Thụy Điển thử nghiệm máy phát điện nổi trên Đại Tây Dương

Thụy Điển thử nghiệm máy phát điện nổi trên Đại Tây Dương

Nó tự điều chỉnh thời gian chuyển động để khuếch đại sóng sinh điện và tự bảo vệ trước bão gió nguy hiểm. Về mặt cơ học, đây là một hệ thống loại hấp thụ điểm neo khá chuẩn; sóng nâng khung gầm chứa đầy không khí nổi giúp hệ thống chuyển động thu gom năng lượng thông qua việc chuyển đổi lên xuống tuyến tính thành chuyển động quay phát điện.

CorPower cho biết, đây là công nghệ điều khiển pha mới có tên "WaveSpring", giúp tạo nên sự khác biệt cho các phao C4 khổng lồ của máy phát, phao cao 19m và có đường kính 9m. Một xi lanh khí nén bên trong được căng trước để kéo phao xuống.

Trong trường hợp không có sự điều khiển tích cực, phao chỉ cần nằm yên ở chế độ "trong suốt" dù sóng có cao đến đâu. Cách hoạt động này tạo ra cơ chế an toàn trong điều kiện tồi tệ nhất.

CorPower vừa vận chuyển chiếc phao C4 này sau 6 tháng tại một địa điểm thử nghiệm lộ thiên ở Đại Tây Dương ngoài khơi Agucadoura, Bồ Đào Nha, nơi nó được kết nối với lưới điện. Vào tháng 11, thời tiết đã giúp CorPower vượt qua bài kiểm tra hoàn hảo, vượt qua những con sóng cao 18,5m. C4 đã chuyển sang chế độ "trong suốt" mà không gặp bất kỳ sự cố nào.

Nhóm nghiên cứu đã ghi nhận mức xuất điện cao nhất vào khoảng 600 kW, nhưng cho biết thiết bị này bị hạn chế cả về vận tốc và hành trình trong quá trình thử nghiệm. Nó dự kiến sẽ đạt công suất tối đa khoảng 850 kW khi chạy hết tải.

Khi chạy dữ liệu thử nghiệm đối với bộ đôi kỹ thuật số của C4, các kỹ sư của CorPower phát hiện thấy, họ đã đánh giá thấp khả năng phát điện hệ thống, vì vậy mọi thứ chắc chắn sẽ đi đúng hướng và đạt ngưỡng cao hơn.

Theo các kỹ sư của CorPower, dự kiến Chi phí năng lượng quy dẫn (LCoE) trong khoảng 33-44 USD/megawatt giờ sau khi công ty này triển khai công suất 20 gigawatt. Đây là một mức giá khá cạnh tranh, vì năng lượng sóng hoạt động 24/7 và có thể lấp đầy những khoảng trống khi gió, Mặt trời không cung cấp được.

Tuy nhiên, 20 GW là rất nhiều phao, khoảng hơn 20.000 chiếc. Vì vậy, sẽ mất một thời gian để đưa LCoE xuống mức có thể quản lý được. Công ty cho biết, bước tiếp theo sẽ là chọn địa điểm có nhiều phao.

Mai Nguyễn (Tổng hợp)

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/thuy-dien-thu-nghiem-may-phat-dien-noi-tren-dai-tay-duong-20240517171621767.htm