Thủy điện: Thận trọng không bao giờ thừa

Sự cố đập khi xẩy ra đều là thảm họa và lúc này mọi lý giải nguyên nhân, vấn đề trách nhiệm đều trở nên vô nghĩa...

Khi thủy điện thành... thủy quái!
Thủy điện không có lỗi

Theo Viện Năng lượng, Bộ Công thương, Việt Nam là một trong số 14 quốc gia giàu nguồn tài nguyên thuy điện nhất trên thế giới. Thủy điện gắn với các dòng sông và với hệ thống sông phân bổ trên khắp đất nước, nguồn thủy điện cũng được phân bổ trên hầu hết các vùng của nước ta.

Theo đánh giá của chương trình nghiên cứu cấp nhà nước KHCN 09: “Xây dựng chiến lược và chính sách năng lượng bền vững” (2002), tiềm năng kỹ thuật thủy điện nước ta khoảng 123 tỷ kWh.

Trữ năng kinh tế của 10 lưu vực sông lớn của Việt Nam (Sông Đà, Lô-Gâm- Chảy, Mã-Chu, Cả, Hương, Vũ Gia-Thu Bồn, Trà Khúc, Ba, Sê San, Srepôk, và sông Đồng Nai chiếm 85,9% trữ năng kinh tế kỹ thuật khai thác trên toàn lãnh thổ. Tuy có nguồn tài nguyên thủy điện rất phong phú, nhưng việc khai thác thủy điện tại Việt Nam lại khá muộn so với việc khai thác nguồn nước để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, giao thông thủy và phòng chống tác hại do nước gây ra. Việc xây dựng và khai thác thủy điện tại nước ta mới được phát triển từ những năm 1960.

Thời kỳ đầu chỉ là các trạm thủy điện loại nhỏ (có công suất từ vài chục đến vài trăm kW) để cung cấp điện cho một số khu vực chưa có điện tại các tỉnh miền núi. Ngày nay, thuy điện đã trở thành một trong những nguồn điện quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam. Từ nhà máy thuy điện (NMTĐ) Đa Nhim – 160MW được hoàn thành xây dựng năm 1964 và NMTĐ Thác Bà được đưa vào vận hành năm 1974, đến năm 2009 tổng công suất các NMTĐ lớn nhỏ toàn quốc đã lên tới 6.630MW, chiếm tỷ trọng 39,5% tổng công suất đặt toàn quốc.

Kỹ sư cao cấp Hoàng Xuân Hồng, Trưởng ban KH-CN, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD) đang chỉ vào bản đồ các đập thủy điện được xây dựng ở Việt Nam (Ảnh: Bích Ngọc)

Theo Ủy ban Thế giới về Đập -WCD-2000, không thể phủ nhận tầm quan trọng của thủy điện, thủy điện đã cung cấp trên 19% sản lượng điện trên thế giới, 1/3 các quốc gia trên thế giới dựa vào thủy điện để cung cấp hơn một nửa sản lượng điện của họ (ở Việt Nam trên 30%). Tuy nhiên, các đập lớn đã chia cắt và biến hình các dòng sông của thế giới.

Hầu hết các con sông lớn đã được cắt khúc để xây hồ-xây đập chủ yếu phục vụ cho phát điện. Cùng với việc xây đập và hồ là nhiều diện tích đất, nhiều diện tích rừng được thay bằng mặt nước – muông thú tất phải xa rời nơi bản địa để tìm đường sinh sống. Thiên nhiên bị thay đổi để thỏa mãn cho nhu cầu của con người.

Lễ chặn dòng của nhà máy thủy điện Cần Đơn, tỉnh Bình Phước (ảnh EVN)

Nhân sự việc công trình thủy điện Sông Tranh 2– một công trình trọng điểm cấp nhà nước, với đập cao trên 90 m, chứa gần 730 triệu m3 nước, khi đi vào vận hành đã có sự cố rò nước hạ lưu mái đập- gây lo ngại cho cả nước và người lo ngại nhất chính là hàng vạn dân sống ở hạ lưu đập và chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện, xã. Không thể không lo lắng- đối với các công trình thủy điện-những công trình hạ tầng cơ sở lớn- phức tạp và đặc biệt- bên cạnh những đóng góp của nó cho kinh tế - xã hội, các công trình thủy điện có tác động lớn đến điều kiện sinh thái môi trường của các dòng sông- mạnh máu quan trọng của một đất nước. Và đặc biệt, ảnh hưởng của công trình thủy điện- thủy lợi lớn đặc biệt đến an toàn của người dân, rồi đến khối tài sản xã hội rất lớn ở hạ lưu. Chính vì vậy, trong tiêu chuẩn thiết kế các công trình thủy lợi thủy điện, bên cạnh các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn cho chính công trình- có tiêu chuẩn bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các khu vực dân cư và kinh tế hạ lưu. Tầm quan trọng bảo vệ an toàn cho hạ du, là một phần quan trọng quyết định cấp công trình.

Nhiều bài học trên thế giới cho thấy những sự cố đập (tuy rất ít), nhưng khi xẩy ra đều là thảm họa và lúc này mọi lý giải nguyên nhân, vấn đề trách nhiệm đều trở nên vô nghĩa. Như vậy, sự thận trọng chẳng bao giờ thừa với những công trình đặc biệt này đặc biệt về mặt an toàn. Nhiều người sẽ cho rằng đây là lời lẽ mang tính thuyết giáo. Nhưng với tốc độ phát triển thủy điện chóng mặt như ở Việt Nam hiện nay, ở cả khía cạnh tác động của chúng đến môi trường-sinh thái của những dòng sông và sinh kế-an toàn sinh mạng cho con người – điều này hoàn toàn dễ hiểu...

Nguồn Đất Việt: http://khoahoc.baodatviet.vn/home/khcn/phanbien/thuy-dien-than-trong-khong-bao-gio-thua/20124/202540.datviet