Thực hư hệ thống phòng thủ của Mỹ đạt hiệu quả 97%?

Các chuyên gia tuyên bố trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc hiệu quả của của hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên mặt đất.

Liên quan đến hiệu quả thực tế của các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ, các chuyên gia đã tập trung nghiên cứu và đưa ra những đánh giá hoàn toàn trái ngược với những gì mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố trên truyền hình. Thông tin này được tờ War on the Rocks thông báo.

Các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ không được đánh giá cao trong cuộc chiến thực tế.

Trước đó trong thời gian cầu truyền hình trực tiếp trên kênh Fox News, người dẫn chương trình nổi tiếng Sean Hannity đã có cuộc phỏng vấn với Tổng thống Mỹ về hiệu quả của các hệ thống phòng thủ chống tên lửa nằm trong Hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa trên mặt đất (GMD).

Tổng thống Donald Trump tự tin khẳng định rằng, hiệu quả của các hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên mặt đất của Mỹ đạt gần 97%.

“Chúng ta có những loại tên lửa có khả năng đánh chặn các loại tên lửa của đối phương với hiệu quả rất cao khoảng 97%.

Thậm chí các hệ thống của chúng ta còn có thể tiêu diệt cùng lúc hai hoặc nhiều tên lửa đối phương bắn tới”, vị Tổng thống này cho biết.

Các hệ thống này của Mỹ được triển khai ở 3 địa điểm. Một là ở căn cứ không quân Cape Cod, thuộc bang Massachusetts, hai là ở căn cứ không quân Beale thuộc bang California và ba là căn cứ không quân Clear ở Alaska.

Hiện nay Mỹ đã triển khai tổng cộng hơn 30 hệ thống phòng thủ này và có thêm 15 hệ thống chuẩn bị đưa vào sử dụng trong thời gian tới.

Sau tuyên bố của ông Trumq nhiều ý kiến trái chiều đã được các chuyên gia đưa ra. Cụ thể, thực tế các hệ thống phòng thủ chung của Mỹ gần như chưa tham gia chiến đấu thực tế, các đánh giá đưa ra chỉ dựa vào kết quả thử nghiệm.

Điều đáng chú ý là trong các cuộc thử nghiệm này các nhà chức trách đã biết gần như tất cả các thông tin cần thiết về cuộc tấn công  vì vậy sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc đánh chặn.

Ví dụ, người Mỹ đã đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hôm 31/5.

Tuy nhiên họ cũng đã nhận thất bại khi không thể đánh chặn tên lửa tầm trung thuộc loại SM-3 Block IIA vào ngày 21/6/2017.

Bỏ qua việc thực tế chiến đấu, nếu chỉ tính trong một vài lần bắn gần đây hiệu quả của các hệ thống phòng thủ Mỹ chỉ đạt hơn 50%.

Còn nếu tính từ ngày 24/6/1997, khi lần đầu tiên Mỹ tiến hành thử nghiệm phóng tên lửa nhằm mục đích hoàn thiện khả năng chiến đấu của các hệ thống phòng thủ chống tên lửa, tổng cộng người Mỹ đã tiến hành 18 vụ phóng tên lửa. Trong số này chỉ có 10 vụ phóng trúng mục tiêu còn lại 8 vụ phóng thất bại, con số này cho thấy hiệu quả thực tế chỉ đạt 56%.

Thực tế các chuyên gia nhận xét rằng, để đánh chặn được các cuộc tấn công bằng tên lửa rất khó. Thậm chí cả Nga – quốc gia đang sở hữu các hệ thống phòng thủ hiện đại hàng đầu thế giới cũng không giám khẳng định đạt hiệu quả như thế nào.

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh thực sự, các tên lửa sẽ được phóng từ các hướng khác nhau với quỹ đạo bay khác nhau nên tiêu diệt chúng càng khó. Vì vậy để đạt được hiệu suất như ông Trump thông báo dường như là không thể.

Do đó các chuyên gia kết luận rằng, tuyên bố của ông Trump chỉ đơn giản là “mị dân” và chủ yếu làm cho những công dân của Mỹ cảm giác an toàn.

Thực tế này một lần nữa khiến các chuyên gia lo ngại nếu trong trường hợp nước Mỹ bị tấn công bằng tên lửa. Đặc biệt gần đây họ phải đối mặt với rất nhiều đe dọa từ phía Triều Tiên. Điều gì sẽ xảy ra nếu Triều Tiên tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ nước Mỹ?

Chí Huy

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/thuc-hu-he-thong-phong-thu-cua-my-dat-hieu-qua-97-3345282/