Thứ lá xưa rụng đầy vườn quét mỏi tay, không ngờ nay có nơi bán 240.000 đồng/kg

Một loại lá quen thuộc thường bị bỏ đi, bất ngờ trở thành mặt hàng có giá trị, có nơi bán giá đắt đỏ lên đến vài trăm nghìn đồng 1 kg.

Ở Việt Nam, lá tre thường được bỏ đi vì không có công dụng gì, nhưng ở nước ngoài loại lá này lại được bán giá khá đắt đỏ vì được ưa do chất lượng tốt và có mùi thơm đặc trưng.

Trong thực tế một số người dùng lá tre cùng với một số lá có tinh dầu cho mùi thơm như lá sả, lá hương nhu, lá khuynh diệp làm thuốc xông hơi trị cảm mạo. Vài năm gần đây, loại lá tre này đang trở thành mặt hàng xuất khẩu đem lại thu nhập khả quan cho người dân.

Lá tre xuất khẩu sang nước ngoài có giá đắt.

Lá tre “bay” sang nước ngoài có giá đắt đỏ là lá tre bát độ hay còn gọi là tre bương. Tre bát độ rất khác với lá tre thường, chúng có kích cỡ to hơn hẳn. Tre bát độ là loại cây mọc hoang, xuất hiện rất nhiều ở vùng cao và cả đồng bằng.

Muốn loại lá này có giá đắt đỏ và đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu, việc thu mua lá tre mất nhiều công nhất là khâu kiểm tra và vận chuyển. Lá tre được thu mua cần phải đảm bảo chất lượng, lá phải to, chiều ngang khoảng 8,5cm trở lên, chiều dài từ 40cm trở lên, không bị rách, có màu xanh đều chứ không bị úa vàng. Loại lá càng to dài và có màu càng đẹp thì giá bán càng cao. Chúng được làm sạch bằng phương pháp tự nhiên, không dùng hóa chất.

Sau đó lá tre sẽ được chuyển cho thương lái và xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản để làm vật liệu gói bánh, gói thực phẩm, trang trí thức ăn. Lá tre của Việt Nam được người tiêu dùng ở nhiều nước ưa chuộng vì có mùi thơm đặc trưng, để được lâu.

Người dân thu hoạch lá tre đi bán.

Thông thường giá lá tre tươi xuất khẩu vào khoảng 10.000 đồng/kg còn lá tre khô có giá 40.000 đồng/kg, cạnh tranh nhất so với các quốc gia xuất khẩu khác như Ấn Độ. Trên một số trang thương mại điện tử nước ngoài như Alibaba, có thời điểm lá tre của Việt Nam được bán sỉ với số lượng từ 100kg có giá 3-5 USD/kg, khoảng 73.000 – 122.000 đồng/kg, tùy số lượng đặt mua, còn giá bán lẻ từ 7-10 USD/kg, tức là lên tới hơn 240.000 đồng/kg.

Những năm gần đây, cùng với lá chuối, lá bàng thì lá tre tươi và khô đang được nhiều tiểu thương thu mua để xuất khẩu sang các nước làm vật liệu gói bánh, gói thực phẩm với giá không hề rẻ.

Tre bát độ là loại cây mọc hoang, xuất hiện rất nhiều ở vùng cao và cả đồng bằng. Hiện ở Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Sóc Sơn - Hà Nội... có rất nhiều người dân trồng tre bát độ để xuất khẩu.

Công đoạn thu mua, kiểm tra chất lượng, và vận chuyển là quan trọng để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu của lá tre.

Lá tre cần phải đảm bảo to, không rách, màu xanh đều, và không úa vàng.

Các công đoạn sấy khô và làm sạch lá tre cũng được thực hiện cầu kỳ để bảo tồn mùi thơm đặc trưng và chất lượng.

Lá tre sau đó được chuyển sang Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản để làm vật liệu gói bánh, thực phẩm. Lá tre Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng và cạnh tranh với hàng Ấn Độ.

Trên các trang thương mại điện tử nước ngoài, lá tre được bán với giá cao hơn nhiều so với giá bán tại Việt Nam, có thể lên đến hơn 240.000 đồng/kg.

Đã từng có bác nông dân làm giàu từ nghề thu mua lá tre xuất khẩu. Theo báo Lao Động, bà Đặng Thị Triệu ở Mỹ Đức, Hà Nội, mỗi tháng tính riêng gia đình bà Triệu xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc) 30 tấn lá bương khô. Tháng cao điểm lên tới gần 100 tấn. Khách hàng không hạn chế số lượng lá, miễn sao lá phải đẹp, không bị rách và phải có mùi thơm đặc trưng. Để nâng cao thu nhập cho người dân, bà Triệu còn bỏ ra một số tiền lớn thuê chuyên gia nước ngoài về hướng dẫn cho bà con cách hái lá bương đảm bảo, kể cả cách phơi sấy và đóng hàng. Nhờ vậy, các hộ đã có kinh nghiệm hơn trong công việc, qua đó giá bán lá bương cũng được cao hơn.

Đáng chú ý trong năm 2022, doanh thu từ xuất khẩu lá tre của Việt Nam đạt 2 triệu USD (khoảng 50 tỷ đồng).

Hiện nay, bà Triệu cho xây một lò sấy công suất lớn. Công nhân trong xưởng của bà Triệu đều khá thành thục trong cách sao sấy lá. Bà Triệu từng tiết lộ về thu nhập "khủng", khi trừ chi phí nhân công và tiền thu mua nguyên liệu, mỗi năm bà thu lãi từ 2-3 tỷ đồng. Vì mặt hàng này không bao giờ ế, để lâu cũng không bị hỏng nên việc xuất khẩu rất đảm bảo.

Một số tác dụng chữa bệnh của lá tre

Tre là loại cây khá quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Người ta thường dùng thân tre để làm nhà, đan lát hoặc lấy măng chế biến thực phẩm. Nước của cây tre còn là vị thuốc quý được nhân dân ta ứng dụng chữa nhiều chứng bệnh khác nhau.

Theo báo Nhân Dân ngoài lá tre, măng tre, cặn đọng trong đốt tre (thiên trúc hoàng) cũng có thể sử dụng làm thuốc.

- Chữa ho khan: Dùng lá tre 12g, rau má 12g, vỏ rễ dâu 12g, quả dành dành (sao vàng) 8g), lá chanh 8g, cam thảo 6g; nước 700-800ml, sắc còn 250-300 ml, chia 2 lần uống trong ngày; cũng có thể tán thô, hãm vào phích uống dần. Dùng cho các trường hợp ho khan, đờm sát, cổ họng khô và ngứa, rêu lưỡi vàng mỏng.

- Chữa nấc: Dùng lá tre 20g, tinh tre 20g, thạch cao (nướng đỏ) 30g, gạo tẻ (rang vàng) 20g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; nước 800ml, sắc còn 300ml, chia hai lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thuận khí, giáng hỏa, thích hợp với chứng nấc do nhiệt - kèm theo các triệu chứng người bứt rứt, khát nước, miệng hôi, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết... Không dùng cho chứng nấc do hàn.

- Chữa sốt cao: Dùng trúc lịch 30-50g, hòa với nước đã đun sôi, chia ra uống trong ngày.

- Chữa ho suyễn: Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hòa với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.

- Chữa mất ngủ: Dùng trúc như 16g, mạch môn (củ cây tóc tiên) 16g, sắc nước uống trong ngày.

- Chữa lở loét: Ban nên dùng búp tre 15- 20g, sinh địa 10g, mộc thông 10g, cam thảo 8g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Bài thuốc có tác dụng "thanh tâm trừ phiền", dùng trong trường hợp Tâm kinh thực nhiệt, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện vàng sẻn.

Trúc Chi (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/thu-la-xua-rung-day-vuon-quet-moi-tay-khong-ngo-nay-ban-240-000-dong-a659082.html