Thói quen khi chăm sóc cô bé khiến bạn rước hoạ vào thân

Thói quen khi chăm sóc cô bé khiến bạn rước hoạ vào thân phải biết để tránh ngay lập tức.

Có thai không được điều trị nấm âm đạo

Một số chị em có thai cho rằng nhiễm nấm trong giai đoạn này không được điều trị là không đúng. Không những nên mà rất cần phải điều trị phụ khoa thời điểm này. Kể cả trong thời gian 3 tháng đầu thai kỳ, vẫn cần thiết phải điều trị nấm

Viêm nhiễm phụ khoa khi mang bầu có thể dẫn đến 2 nguy cơ. Một là em bé nếu sinh thường qua đường âm đạo có thể bị nấm mắt, hai là trong quá trình viêm âm đạo nó có thể ngược dòng đi lên dẫn đến vỡ ối, sinh non hoặc sảy thai.

Nhiều người quá lo sợ con bị nấm mắt khi sinh thường và quyết định sinh mổ. Điều đó là không nhất thiết bởi nấm âm đạo triệu chứng rất rầm rộ nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi trong vòng khoảng một tuần. Khi phát hiện nhiễm nấm âm đạo mà đang mang thai, hãy hỏi ngay ý kiến bác sĩ để có cách điều trị tốt.

Thụt rửa âm đạo quá sâu

Trong vệ sinh hàng ngày, không nên phụt rửa âm đạo quá sâu hoặc rửa những thuốc sát khuẩn mạnh sẽ vô tình làm mất đi những vi khuẩn có ích trong môi trường âm đạo. Hơn nữa, nước vệ sinh sát khuẩn mạnh khi bị thụt rửa sâu có thể gây những tác dụng không tốt.
Vệ sinh âm đạo cần xả nước từ trên xuống dưới, tránh rửa từ đằng sau lên vì đằng sau là đường hậu môn. Nếu rửa từ phía hậu môn về trước, những chất bẩn như phân có thể bắn ngược vào âm đạo, gây viêm nhiễm.

"Dọn cỏ" vùng "tam giác mật"

Sự thật: Lông mu bảo vệ “cô bé” khỏi ma sát và viêm nhiễm. Nếu bạn làm sạch hết lông hoặc chỉ chừa một nhúm nhỏ, vùng k.ín có thể bị kích ứng do quá trình tẩy lông hoặc ma sát vào vải quần áo. Từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh mụn giộp, virus HPV… Tuy nhiên, trong trường hợp cần cạo hết lông vùng k.ín, bạn nên sử dụng đồ cạo mới, nước ấm và kem cạo lông để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Thật xấu hổ khi vùng kín bốc mùi

Sự thật: Vùng kín vốn có mùi tự nhiên hơi chua do vi khuẩn có lợi lactobacilli trong âm đ.ạo giúp cân bằng độ pH. Mùi này còn thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, mức độ vệ sinh cá nhân, nồng độ hóc-môn, thuốc tránh thai, mật độ quan hệ… Bạn không nên lạm dụng thuốc khử mùi để tạo hương cho “cô bé” vì chúng có thể làm vùng k.ín bị viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bạn nên để ý các dấu hiệu lạ ở khu vực "tam giác mật". Nếu “cô bạn nhỏ” có mùi nồng, tanh bất thường kèm các dấu hiệu mẩn đỏ, đau rát hay ngứa ngáy, bạn cần đi khám ngay.

Nguồn Phụ Nữ Today: http://www.phunutoday.vn/thoi-quen-khi-cham-soc-co-be-khien-ban-ruoc-hoa-vao-than-d159100.html