Thời điểm cúng Rằm tháng Giêng 2017 mang lại nhiều may mắn nhất

Nhiều người cúng Rằm tháng Giêng từ rất sớm (từ ngày 12-13 âm lịch), có người cúng sáng, có người lại cúng chiều, nhưng đó là do họ không biết cúng rằm vào lúc nào mới là chuẩn nhất.

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên rơi vào đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Rằm tháng giêng là 1 trong 4 ngày rằm lớn trong năm mà người Việt đặc biệt là Phật tử thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, phong điều vũ thuận, quốc thái dân an.

Lễ Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn vì những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa quay về nhà ăn Tết thường cố gắng ở lại cho đến qua ngày Rằm tháng Giêng mới lên đường.

Cúng Rằm tháng Giêng 2017 vào đúng ngày 15/1 âm lịch vào giờ Ngọ là tốt nhất.

Vào dịp này, những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khỏe mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán được ăn Tết bù...

Thời điểm cúng Rằm tháng Giêng 2017

Đúng ra thì cúng rằm tháng Giêng phải vào đúng ngày 15 tháng giêng. Đây là ngày chính rằm.

Rằm tháng Giêng 2017 (15/1 âm lịch năm Đinh Dậu) năm nay rơi nhằm ngày 11 tháng 2 năm 2017.

Theo GS Lương Ngọc Huỳnh, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những linh hồn, linh anh, may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này.

Vì thế, đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin một sự may mắn. Do đó cúng vào chính rằm là tốt nhất.

Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên). Nếu chủ nhà không có ban thờ Phật thì chỉ một mâm cúng gia tiên là đủ.

Nhiều người tin rằng, thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà.

Theo chị T. (quận Ba Đình, Hà Nội), người chuyên nhận đặt nấu cỗ cho hay, năm nay chị đã nhận rất nhiều đơn đặt nấu cỗ cúng rằm đưa tới nhà cho các gia đình. Một nửa trong số đó là cỗ chay. Có những mâm cỗ người chủ đặt lên tới hàng triệu đồng.

Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện cuộc sống, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau. Nhiều người coi đây là dịp đoàn tụ gia đình một lần nữa nên thường chọn vào lúc mọi người rảnh rỗi, có thời gian nhất có thể (nghỉ cuối tuần chẳng hạn). Tuy không đúng ngày nhưng đều thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.

Tổng hợp

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com/doi-song/an-choi/thoi-diem-cung-ram-thang-gieng-2017-mang-lai-nhieu-may-man-nhat-a180343.html