Thiết giáp, lính dù và UAV của Nga triển khai gấp tới Kazakhstan

Khi những kẻ bạo loạn chiếm trụ sở công quyền tại thủ đô Alma-Ata, thiết giáp, lính dù, UAV của Nga và Belarus đã được triển khai gấp tới Kazakhstan.

Các lực lượng đầu tiên của Nga đã được triển khai tới Kazakhstan, sau khi Tổng thống Kazakhstan Tokayev yêu cầu hỗ trợ theo Điều 2 và 4 của Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).

Việc triển khai quân của CSTO diễn ra, sau các báo cáo về các vụ chặt đầu các nhân viên cảnh sát, với ít nhất một chục người thiệt mạng, và do lực lượng bạo loạn đã sử dụng rộng rãi vũ khí, dẫn đến hơn 1.000 người thương vong.

Trong số các lực lượng của Quân đội Nga được triển khai đến Kazakhstan có máy bay không người lái tác chiến điện tử và các loại xe bọc thép khác nhau, gồm cả bánh xích và bánh hơi, có khả năng cơ động rất cao.

Nga đã cáo buộc Mỹ kích động các cuộc bạo động có tổ chức và nhanh chóng biến thành một cuộc nổi dậy có vũ trang, giống như tình hình ở Syria, Libya, Sudan, Hồng Kông, Ukraine và các quốc gia khác trong các cuộc “cách mạng màu” kể từ năm 2011. Những cáo buộc như vậy đã bị Washington bác bỏ.

Lực lượng Nga bao gồm lính dù là lực lượng đầu tiên, trong số nhiều lực lượng dự phòng từ CSTO được triển khai tới Kazakhstan, tiếp theo sau là lực lượng đặc biệt của Belarus, đã tới trên 5 chiếc vận tải cơ Il-76.

Các lực lượng của Armenia, Kyrgyz và Tajik dự kiến sẽ theo dõi, với những gì đang diễn ra ở Kazakhstan, có khả năng đóng vai trò như một “cuộc tập trận” để đưa CSTO xích lại gần nhau hơn. Lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO dự kiến sẽ đạt 3.600 quân và CSTO bày tỏ sẵn sàng tăng cường lực lượng ở Kazakhstan nếu cần.

Điều này có thể tạo tiền lệ cho việc bảo vệ các quốc gia thành viên khác, đặc biệt là Belarus, quốc gia đã chứng kiến tình trạng bất ổn nghiêm trọng vào năm 2020 với nhiều sự hậu thuẫn của phương Tây.

Trong các vũ khí mà Nga đưa đến Kazakhstan dẹp loạn lần này, có máy bay không người lái tác chiến điện tử, có khả năng làm xáo trộn thông tin liên lạc, kể cả bằng điện thoại di động và có thể được thử nghiệm chống lại lực lượng bạo loạn ở Kazakhstan, vốn dựa vào các phương tiện này để liên lạc.

Sau những thương vong nặng nề do lực lượng bạo loạn gây ra, chính phủ Kazakhstan vào ngày 7/1 đã ra lệnh nổ súng mà không báo trước cho quân bạo loạn. Cuộc xung đột diễn ra trên diện rộng hơn so với giai đoạn đầu của Chiến tranh Syria bắt đầu vào năm 2011.

Mặc dù không giống như Syria, nơi lực lượng bạo loạn nhận được sự hỗ trợ đáng kể về vật chất và nhân lực từ khắp biên giới Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ, hiện lực lượng bạo loạn Kazakhstan vẫn bị cô lập.

Tại Kazakhstan, các phần tử bạo loạn đã nhận được ít sự ủng hộ của công chúng hơn đáng kể; sau thời gian nhân nhượng và đàm phán để tránh đổ máu, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, lực lượng an ninh được chuẩn bị và huấn luyện tốt hơn nhiều đã bắt đầu làm chủ tình hình.

Nhờ việc chuyển lính dù và lính đặc nhiệm của Nga tới Kazakhstan, chỉ trong 48 giờ kể từ thời điểm lực lượng Nga đặt chân đến đất nước này, đã làm chỗ dựa cho lực lượng an ninh Kazakhstan tiêu diệt hàng trăm tay súng cực đoan, giải phóng phần lớn thành phố khỏi tay tội phạm có vũ trang.

Tình hình chuyển biến nhanh đến mức, các lực lượng Nga ở Kazakhstan và lực lượng an ninh nước này, nhanh chóng làm chủ tình hình, tiêu diệt phần lớn lực lượng bạo loạn trong những giờ phản công đầu tiên, buộc chúng phải rút lui. Sau đó họ bắt đầu quét sạch những tay súng cố thủ.

Trước đó vào ngày 6/1/2022, lực lượng bạo loạn đã chiếm phần lớn các cơ sở công quyền ở Thủ đô Alma-Ata, kiểm soát hoàn toàn các cơ sở quan trọng nhất của thành phố và cố gắng giành quyền kiểm soát các quận kháng cự cuối cùng của Alma-Ata.

Ngay khi quân đội Nga đến Alma-Ata vào buổi trưa, quân đội Nga đã bắt đầu đánh giá kỹ lưỡng tình hình và triển khai các phương án chiến đấu; do đó các lực lượng bạo loạn đã phải chịu thất bại nặng nề đầu tiên.

Vào khoảng 20:00 ngày 6/1, các đơn vị lính dù Nga đã hoàn toàn giải phóng được sân bay quốc tế Alma-Ata từ tay lực lượng bạo loạn, giành lại quyền kiểm soát sân bay và trên toàn bộ khu vực của thành phố. Một số lực lượng bạo loạn đã bị tiêu diệt trong khi cố gắng kháng cự, trong khi phần còn lại bỏ chạy.

Tiếp đến 5 giờ nữa, những kẻ bạo loạn cố gắng giành thế chủ động và mở cuộc tấn công ở phía nam của Alma-Ata, cố gắng chiếm một đài truyền hình và triển khai các tay súng bắn tỉa. Tuy nhiên, đến 15 giờ ngày 7/1, lực lượng bạo loạn chính đã bị tiêu diệt.

Đến 20:00 ngày 7/1/2022 (giờ địa phương), những kẻ khủng bố còn chịu tổn thất lớn hơn và hiện tại khoảng một nghìn chiến binh đang ở khu vực trung tâm của thành phố, đã bị bao vậy và tiêu diệt một cách có hệ thống, bởi lực lượng an ninh và quân đội Kazakhstan.

Theo các chuyên gia, chiến dịch chống khủng bố ở Alma-Ata có thể hoàn thành vào sáng thứ Hai. Đây là lần đầu tiên ra quân của Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) và tình hình ổn định nhanh chóng được lập lại, không thể để tái diễn một Syria hay Lybia thứ hai ở khu vực Trung Á. Nguồn ảnh: Fruitcake.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/thiet-giap-linh-du-va-uav-cua-nga-trien-khai-gap-toi-kazakhstan-1647591.html