Thiết giáp BTR-4 Ukraine cho thấy sức mạnh đáng kinh ngạc trên chiến trường Mariupol

Thiết giáp BTR-4 Ukraine đã chứng tỏ tính năng kỹ chiến thuật đáng kể, trong trận chiến tại thành phố cảng Mariupol, nó thậm chí còn hạ được cả xe tăng T-72B3 Nga.

Thiết giáp BTR-4 Ukraine đã chứng tỏ tính năng kỹ chiến thuật đáng nể, trong trận chiến tại thành phố cảng Mariupol, nó thậm chí còn hạ gục được cả xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 của Nga.

Một đoạn video đáng chú ý đã xuất hiện vào ngày 14/3, được quay bên từ trong một chiếc xe chiến đấu bộ binh (IFV) BTR-4E của Ukraine trên chiến trường Mariupol - một cảng ven biển Azov đang bị quân Nga bao vây.

Hình ảnh được ghi bởi camera kỹ thuật số gắn trên module chiến đấu BM-7 Parus (Cánh buồm) của chiếc BTR-4E, nhờ khí tài nhìn đêm rất tốt mà chiếc IFV này dễ dàng đánh bại một xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và thậm chí cả xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3.

Thấy trước và bắn trước rõ ràng quyết định chiến thắng trong trận chiến giữa các bọc thép, chiếc IFV Ukraine đã nhanh chóng tiêu diệt kẻ địch bằng khẩu pháo tự động cỡ 30 mm của mình.

Cuộc giao tranh này đánh dấu một chiến thắng quan trọng cho chiếc xe bọc thép hoàn toàn do Ukraine thiết kế, đã trải qua chặng đường đặc biệt gập ghềnh trong những năm qua, thậm chí phải hứng chịu không ít nghi ngờ.

Vào giữa những năm 2000, ngành công nghiệp vũ khí Ukraine đã nhìn thấy cơ hội bán các loại xe chiến đấu bộ binh bánh lốp được trang bị vũ khí mạnh hơn và tiên tiến hơn so với BTR của Nga, nhưng rẻ hơn so với xe bọc thép của phương Tây.

Ukraine đã phát triển hai phiên bản cải tiến của BTR-80 đó là : BTR-94 trang bị pháo 23 mm (50 chiếc được xuất khẩu cho Jordan / Iraq) và BTR-3 lắp pháo 30 mm, hàng trăm chiếc trong số đó đã được bán cho Myanmar, Nigeria, Thái Lan và UAE.

Nhưng các xe thiết giáp này kế thừa cấu hình của BTR-80 với động cơ đặt ở phía sau, nghĩa là bộ binh phải lúng túng thoát ly từ cửa sập bên hông, thay vì an toàn hơn từ phía sau, được che chắn bởi khối lượng lớn của xe.

Đối với BTR-4 Bucephalus (đặt theo tên con ngựa chiến đen hung dữ của Alexander Đại đế), Phòng thiết kế kỹ thuật Kharkiv Morozov đã tìm cách cải tiến thiết kế thời Liên Xô bằng cách đặt động cơ giữa thân xe.

Nhờ vậy, kíp lái có thể thoát ra từ cửa phụ nghiêng ở phía trước và bộ binh sẽ ra vào xe thông qua cửa phía sau. Điều này cũng giúp việc lắp đặt các hệ thống module tác chiến đa dạng trở nên dễ dàng hơn.

Thật vậy, Bucephalus có thể lắp nhiều loại tháp pháo, nhưn BM-7 Parus điều khiển từ xa, bố trie gọn gàng, để dành chỗ cho 7 - 8 lính bộ binh.

Module tác chiến BM-7 có pháo tự động 30 mm, súng máy KT 7,62 mm và 6 ống phóng lựu đạn khói 81 mm. Pháo 30 mm tương tự như 2A72 của Nga, có hiệu quả trong phạm vi 2,5 km và có thể xuyên thủng lớp giáp dày 30 mm.

Tháp pháo cũng có thể lắp 2 tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser Barrier tầm bắn tối đa 5 km, và có thể xuyên qua 800mm thép đồng nhất RHA. Ngoài ra, một vị trí gắn tên lửa có thể được hoán đổi cho súng phóng lựu tự động cỡ 30mm để tăng thêm hỏa lực.

BTR-4 tương thích với nhiều loại động cơ, hiện tại phiên bản BTR-4E sử dụng động cơ ZTD-03 400 mã lực, vẫn đủ mạnh để tăng tốc chiếc xe nặng 18,5 tấn lên 90 km/h trên đường nhựa, hoặc 37 km/h trên đường xấu, tốc độ bơi 10 km/h.

Về khả năng bảo vệ, thân xe BTR-4 đạt tiêu chuẩn NATO cấp độ 2, tức là bảo vệ an toàn cho kíp chiến đấu trước đạn súng trường tấn công cơ bản. Ngoài ra lớp giáp lồng bố trí dọc thân xe đã chứng minh có khả năng kích nổ sớm các loại đạn rocket chống tăng khá tốt.

BTR-4 từng bị đánh giá khó có tiềm năng xuất khẩu do tình trạng khó khăn của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine những năm gần đây, tuy nhiên màn thể hiện xuất sắc của nó trên chiến trường Mariupol dự báo sẽ mang lại thay đổi lớn trong tương lai.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/thiet-giap-btr-4-ukraine-cho-thay-suc-manh-dang-kinh-ngac-tren-chien-truong-mariupol-post499150.antd