Thế giới sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ?

Hiện nay nợ công của Mỹ vượt quá 19,5 nghìn tỷ USD, tương đương hơn 105% GDP. Trong 8 năm cầm quyền của ông Obama, các khoản nợ của nước này đã tăng gần 2 lần - từ 10,63 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, trong tình hình tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 3% và lãi suất thấp kỷ lục của FED - 0,25-0,5% thì trách nhiệm của ông Obama không phải là vấn đề.

Ảnh minh họa.

Các khoản nợ từ ông Obama

Nhiều khả năng, bà Hilary Clinton sẽ tiếp tục các chính sách của Tổng thống Obama, trong đó ngụ ý tăng chi tiêu xã hội. Không thể đảm bảo những yêu cầu này, nếu tăng nợ công hay tăng thuế. Trong khi đó, vấn đề nợ công là một trong những vấn đề nan giải nhất tại Mỹ.

Trong bài viết trên trang nhất của tờ báo Las Vegas Review-Journal cho biết, từ chiến dịch của ứng cử viên Đảng Dân chủ, có thể đánh giá rằng, trên cương vị Tổng thống bà có thể tiếp bước các chính sách của Tổng thống Obama, "mà đã khiến đất nước nợ 20 nghìn tỷ USD và các khoản nợ đến đời con cháu phải gánh". Tầng lớp trung lưu đang lâm vào tình cảnh khó khăn, tờ báo nhận xét. "Bà ấy (Clinton) sẽ siết chặt các biện pháp và lợi ích của Washington như là được bọc trong một chiếc chăn cũ ấm áp", tờ báo cho biết.

Hiện nay nợ công của Mỹ vượt quá 19,5 nghìn tỷ USD, tương đương hơn 105% GDP. Trong 8 năm cầm quyền của ông Obama, các khoản nợ của nước này đã tăng gần 2 lần - từ 10,63 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, trong tình hình tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 3% và lãi suất thấp kỷ lục của FED - 0,25-0,5% thì trách nhiệm của ông Obama không phải là vấn đề.

Tình hình thay đổi khi trong quý II năm 2016 nền kinh tế Mỹ cho thấy kết quả yếu - tăng trưởng 1,2% (con số tệ hơn nhiều so với dự báo của các nhà phân tích đã dự kiến tăng trưởng 2,6%). Ngoài ra, để tránh dẫn đến cuộc khủng hoảng thanh khoản trên thị trường, FED có thể quyết định tăng lãi suất, điều này sẽ tự động làm tăng chi phí từ các khoản nợ.

The Bipartisan Policy Center cho rằng, Mỹ sẽ đạt mức trần nợ công là 20,1 tỷ USD chỉ 2 tháng sau cuộc bầu cử Tổng thống mới tại Mỹ. Nhà lãnh đạo mới sẽ phải giải trình trước Quốc hội lý do để một lần nữa nâng mức trần nợ công.

"Bất cứ ai được bầu làm tổng thống cũng sẽ không thể xoay xở kịp sau khi nhậm chức: nợ công sẽ đạt đến mức trần vào giữa tháng 3, điều này sẽ kéo theo những mâu thuẫn mới với Quốc hội", bài báo cho biết. Về vấn đề này, các nhà phân tích không loại trừ rằng, nếu chính phủ mới không thể thực hiện nghĩa vụ xã hội của mình thì từ những mâu thuẫn đó, Bộ Tài chính có thể phải đưa ra những "biện pháp đặc biệt".

Bất kỳ việc tái cơ cấu nợ công hoặc thậm chí các buổi thảo luận về vấn đề này tại Mỹ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế thế giới. Hiện nay, theo dữ liệu của Bộ tài chính Mỹ, các quốc gia đang nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ có giá trị khoảng 6,3 nghìn tỷ USD dự trữ của mình – tương đương 10% GDP của thế giới. Gánh nặng này có thể giảm xuống, nếu để đảm bảo thanh toán các khoản nợ, Mỹ cho in trái phiếu chính phủ (như trái phiếu có mệnh giá bằng đồng đô la Mỹ). Ngay cả ông Trump cũng không loại trừ khả năng này, khi thảo luận về các vấn đề nợ dài hạn của Mỹ.

Ông Trump cũng nhiều lần chỉ trích bộ phận điều tiết tài chính của FED do quá siết chặt mức tăng lãi suất để đảm bảo chiến thắng của ứng cử viên Dân chủ - bà Clinton. Như vậy, sau cuộc bầu cử, mức lãi suất sẽ tăng lên. Nền kinh tế bị trì trệ và vấn đề nợ nần vẫn chưa được giải quyết.

"Nhiều khả năng, mối tương quan sẽ như sau: nâng mức lãi suất và giá trị của đồng USD sẽ tăng. Theo đó, chi phí của hầu hết các mặt hàng nhiên liệu sẽ chịu áp lực. Điều này dẫn đến áp lực đối với các đồng tiền xuất khẩu nhiên liệu, trong đó có đồng rúp và làm thất thoát một phần vốn vào các nền kinh tế đang phát triển, và giảm sự sôi động trên thị trường chứng khoán. Đối với các công ty Mỹ, điều này có nghĩa là chi phí hàng hóa của họ sản xuất tại Mỹ sẽ tăng giá, xuất khẩu của Mỹ thấp hơn nhập khẩu 30% và sẽ còn tiếp tục giảm nữa. Điều này sẽ có lợi hơn đối với sản xuất hàng hóa ở nước ngoài và sẽ dẫn đến giảm việc làm từ Mỹ sang các nước đang phát triển", đại diện Thương mại Nga tại Mỹ - Alexander Stadnik cho biết trong cuộc phỏng vấn với hãng RIA Novosti.

Mở đường cho dầu mỏ

Đường lối của Mỹ nhằm giảm khí thải độc hại vào khí quyển từ các nhiên liệu hóa thạch - dầu, khí đốt, than đá sẽ có giá trị không kém phần quan trọng đối với thị trường thế giới. Được biết, bà Clinton hoàn toàn ủng hộ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Và theo tiết lộ từ trang WikiLeaks, mục tiêu của bà là 100% chuyển sang nguồn năng lượng tái tạo.

Hiệp định Paris là hiệp định ràng buộc trách nhiệm về khí hậu toàn cầu đầu tiên sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 4/11 tới, sau khi được thông qua bởi 55 quốc gia đang chiếm 55% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Hiệp định này đã được thông qua bởi 83 quốc gia. Chính quyền ông Obama xem đó như là một trong những thành tựu quan trọng nhất của mình.

Trong cuộc tranh luận lần thứ hai trên truyền hình ở St. Louis (Missouri) trước khi diễn ra bầu cử, ông Trump nhấn mạnh rằng, dưới quyền ông Obama, các nhà năng lượng bị kìm hãm sâu. "Chúng ta đang hoàn toàn giết chết ngành kinh doanh năng lượng trong nước", ông Trump cho biết.

Xuất phát từ nỗ lực của chính quyền nhằm giảm bớt khí thải độc hại, làm thế nào để tiêu thụ than đá nhanh hơn đã trở thành mối bất lợi. Người tiêu dùng bắt đầu từ bỏ than đá do bị đánh thuế sinh thái cao, các nhà sản xuất than đá lớn tại Mỹ đang trải qua thời kỳ khó khăn. Một số công ty lớn tuyên bố phá sản như: Arch Coal, Peabody Coal. Các chuyên gia hy vọng rằng, cuộc thập tự chinh tiếp theo của chính quyền mới sẽ chống lại các nhà sản xuất dầu mỏ.

Như đã đưa tin, kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử Tổng thống, bà Clinton đã tích cực chỉ trích việc khai thác đá phiến và hứa hẹn sẽ chống lại điều này tại Mỹ. "Nhưng không nên kỳ vọng rằng, việc chấm dứt cuộc cách mạng đá phiến tại Mỹ sẽ có lợi đối với các nhà sản xuất nguồn năng lượng lớn khác", giám đốc điều hành Hiệp hội thương nhân Mỹ NACSSA kiêm phó chủ tịch Fearn Oil Inc - Michael Moore cảnh báo.

"Nếu bà Clinton trở thành tổng thống thì với vị thế là quốc gia hàng đầu thế giới, bà sẽ cho đóng cửa khai thác mỏ tại Nigeria, Châu Âu và Na Uy. Tất cả điều này sẽ được thực hiện với lý do nhằm giảm sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu", chuyên gia cho biết. "Đối với Nga và Saudi Arabia, chắc chắn sẽ chịu mức thuế nhập khẩu cao để nhập nhiên liệu hóa thạch "bẩn", ông nói thêm. Tuy nhiên, hiện tại chính quyền Obama đã nhiều lần tuyên bố các kế hoạch của mình nhằm tách biệt một trong những công ty tiêu dùng hydrocarbon lớn nhất. Đặc biệt, phát biểu tại hội nghị đối ngoại diễn ra ở Chicago vào hôm thứ Tư, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry quan tâm đến sự thống nhất với EU và vấn đề độc lập về năng lượng của Mỹ. Hoàn toàn chắc chắn rằng, chính quyền bà Clinton, nếu trúng cử, sẽ tiếp tục đi theo đường hướng này.

Mất kiểm soát

Mỹ là trung tâm kinh tế của thế giới vì thế vẫn sẽ tiếp tục áp đặt các điều khoản của Mỹ với thế giới. Nhưng bất cứ ai lên nắm chính quyền sau cuộc bầu cử tại Mỹ, cũng cần lưu ý rằng, ảnh hưởng của người đó đối với các quá trình toàn cầu đã bị hạn chế và nhà lãnh đạo Mỹ sẽ không phải là "hiến binh" đối với cộng đồng thế giới. Trong bản báo cáo của mình, chủ tịch Tập đoàn Eurasia Group, giáo sư trường Đại học New York - Ian Bremmer cho biết, "Đếm từ con số không. Vượt qua sự tách biệt" và rằng, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua sự phân chia. Theo đó, đang hình thành các trung tâm kinh tế mới, diễn ra sự đa dạng hóa và gây ra áp lực đối với Mỹ khi đối phó với nền kinh tế lớn như Trung Quốc. Các chuyên gia gọi Ấn Độ là điểm tăng trưởng mới.

"Thế giới đang hình thành các mô hình kinh tế mới, ở nơi mà Mỹ sẽ không còn đóng vai trò quan trọng lắm, đa phần Mỹ có lỗi trong sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods, bởi quá áp đặt luật chơi của mình lên các nước khác", ông Bremmer kết luận.

Theo Infonet

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/the-gioi/the-gioi-se-ra-sao-sau-bau-cu-tong-thong-my-2143022.html