Thất truyền

Ngay khi mạng xã hội cùng báo chí đưa tin tức và hình ảnh một nam thanh niên ở Hà Giang lôi kéo 'bắt vợ' một thiếu nữ giữa đường, bất chấp cô bé cố gắng cự tuyệt, đã có rất nhiều tranh cãi xoay quanh câu chuyện này. Những người bảo vệ nữ quyền, bảo vệ quyền trẻ em thì lên án 'bắt vợ' là một hủ tục trong khi không ít người Mông lên tiếng khẳng định rằng, đây là một tục lệ truyền thống, một nét đẹp của dân tộc mình, không phải nó hủ lậu như bình luận xã hội.

Ông Vương Duy Bảo, nguyên Phó Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL là người Mông, là cháu nội của "Vua Mèo" Vương Chí Sình). Là người làm công tác nghiên cứu, quản lý ở Bộ Văn hóa nhiều thập niên, ông Ngọc có đầy đủ kiến thức và sự am hiểu ở một tập tục dân gian như thế này. Theo ông Ngọc, người Mông chính xác có tục "kéo vợ" chứ không phải bắt vợ. Tục kéo vợ này nhằm tạo cơ hội cho các đôi trẻ yêu nhau mà không có điều kiện tuân thủ các thủ tục quy định rắc rối và rườm rà. Thực tế này là một phong tục đẹp, một nét văn hóa đẹp và có thể nói là văn minh.

Nhưng cơ bản, thế hệ trẻ hiện nay hiểu thế nào về tục "kéo vợ"? Kế đến, chính thế hệ trẻ người Mông có được phổ biến pháp luật để có thể dung hòa giữa tập tục này với quy định pháp luật hay không? Với hai câu hỏi này, chúng ta sẽ nhìn ra một vấn đề tồn tại nhức nhối trong xã hội Việt Nam hôm nay chứ không chỉ đơn thuần gói gọn trong một tập tục của một dân tộc.

Như câu chuyện ở Hà Giang kể trên, thông tin mới nhất cho biết, chàng thanh niên và thiếu nữ kia thật ra có quan hệ tình cảm với nhau. Nhưng điều đó không giúp cho việc kéo vợ của cậu có ý nghĩa đúng đắn so với tập tục. Kéo vợ của người Mông bắt nguồn vẫn phải có sự đồng thuận của người nữ chứ không thể ép buộc, thậm chí dùng vũ lực. Và cậu thanh niên kia cũng không chịu chú ý đến một chi tiết quan trọng mà pháp luật quy định đó là "cấm tảo hôn".

Chúng ta sẽ nhận thấy đang có sự hiểu sai lệch rất nhiều tập tục văn hóa của dân tộc. Thế hệ sau ngày càng đi xa giá trị nguyên bản của tập tục và dẫn đến chuyện nhiều tục lệ đang được tiến hành theo cách rất "hổ lốn". Khi nổ ra tranh luận, dưới sự công kích của cộng đồng, nhiều khi một tục lệ đẹp bỗng dưng bị hiểu méo mó và trở thành một thứ hủ lậu. Đơn cử như ngày "vía thần tài", ngày mùng 10 âm lịch đầu năm người tin sẽ soạn sửa lễ vật để cúng, cầu. Nhưng chẳng hiểu từ đâu nảy sinh ra một cái lệ méo mó là ngày 10 tháng giêng hàng năm đổ xô đi mua vàng lấy may. Rõ ràng, từ một tục lệ bình thường đã bị biến tướng thành một kỳ dị bất thường. Điều đó cho thấy, đang có rất nhiều nét văn hóa cổ truyền bị mai một, thất truyền và lỗi là do chính thế hệ trước không chỉn chu để chỉ bảo cho thế hệ sau thực hành trong khi thế hệ sau lại không chú tâm vào học hỏi cho kỹ càng.

Văn hóa luôn là cốt lõi của một dân tộc. Thua kém kinh tế, thua kém khoa học công nghệ hoàn toàn có thể được bù đắp lại trong vòng vài thập niên nếu có hướng đi đúng để phát triển. Còn nếu đã đánh mất bản sắc và thua kém về văn hóa, không gì có thể bù đắp nổi. Người Hàn, người Nhật, người Trung Quốc làm kinh tế rất tốt, họ bắt kịp các cường quốc Âu Mỹ rất nhanh nhưng cơ bản nhất là họ giữ được bản sắc đậm nét. Người Việt chúng ta đang trước nguy cơ nhạt nhòa bản sắc rất lớn khi chính cộng đồng đang hiểu sai lệch nhiều tập tục, đồng thời hiện tượng dè bỉu chính nguồn cội của mình cho ra vẻ văn minh lại đang ngày càng một phổ biến hơn.

Nguồn VNCA: https://vnca.cand.com.vn/dien-dan-van-nghe-cong-an/that-truyen-i644278/