THẢO LUẬN TỔ 5: XÂY DỰNG LUẬT TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ PHÙ HỢP VỚI XU THẾ PHÁT TRIỂN VÀ THÔNG LỆ QUỐC TẾ

Chiều ngày 10/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tổ 5 gồm các Đoàn đại biểu Quốc hội: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Kiên Giang.

Toàn cảnh phiên họp

Toàn cảnh phiên họp

Theo Tờ trình của Chính phủ, việc xây dựng, ban hành Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ xuất phát từ yêu cầu thực tiễn khách quan, với mục tiêu quan trọng là bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân khi tham gia giao thông, xác định cụ thể cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; đảm bảo sự điều chỉnh sát thực tế về pháp lý; khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, phù hợp với xu thế phát triển phát luật của nước ta và thông lệ quốc tế.

Bố cục dự thảo Luật gồm 09 Chương, 81 Điều. Dự thảo Luật đã chỉnh lý phạm vi điều chỉnh để phù hợp với tên gọi và nội hàm của Luật, theo đó đã chuyển các quy định về phương tiện giao thông và một số điều quy định trong chương vận tải đường bộ có nội dung liên quan đến trật tự, an toàn giao thông từ dự thảo Luật Đường bộ sang dự thảo Luật này; bổ sung các giải thích từ ngữ, một số nội dung về nguyên tắc, chính sách về trật tự, an toàn giao thông, hành vi bị nghiêm cấm, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bảo đảm tính bao quát, sát thực tiễn.

Bên cạnh đó, trên cơ sở nội luật hóa quy định trong Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ phù hợp với điều kiện Việt Nam, kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, luật hóa một số quy định ở các văn bản dưới luật, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung, mô tả lại một số quy định phù hợp với thực tiễn. Dự thảo Luật cũng đã chuyển toàn bộ chương quy định về phương tiện giao thông từ dự thảo Luật Đường bộ sang để bảo đảm tính thống nhất, không chồng chéo, trùng lặp và phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật. Đồng thời, chuyển một số điều luật trong chương vận tải đường bộ liên quan đến bảo đảm trật tự, an toàn phương tiện giao thông đường bộ từ dự thảo Luật Đường bộ sang dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ để phù hợp với phạm vi điều chỉnh của Luật...

Các đại biểu tại phiên họp

Các đại biểu tại phiên họp

Dự thảo Luật đã bổ sung một số quy định mới phù hợp với xu hướng, tiến trình chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho người dân; chỉnh lý, bổ sung nội dung các điều luật để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, xử phạt vi phạm; thay đổi phương thức tuần tra, kiểm tra theo hướng ứng dụng hiện đại; phục vụ việc xử lý vi phạm giao thông đường bộ được khách quan, chính xác; ngăn chặn hành vi gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, chống người thi hành công vụ; bổ sung các quy định về giải quyết tai nạn giao thông liên quan đến người nước ngoài, phương tiện của nước ngoài; quy định rõ công tác phối hợp trong giải quyết tai nạn giao thông, cập nhật dữ liệu về tai nạn giao thông để đảm bảo tính chính xác, khách quan, minh bạch; nghiên cứu, luật hóa các quy định tại thông tư của Bộ Công an về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông…

Qua thảo luận các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và cho rằng, Luật Giao thông đường bộ được ban hành năm 2008, sau 15 năm thực hiện cho thấy, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực này.

Thống nhất với chủ trương ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ lần này trên cơ sở kế thừa một số nội dung của Luật Giao thông năm 2008, đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước- Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng, dự thảo Luật lần này đã cơ bản giải quyết, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, phù hợp với xu thế phát triển nước ta và thông lệ quốc tế.

Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước- Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước- Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam

Góp ý cụ thể vào dự thảo Luật, đại biểu Dương Văn Phước cho biết, tại khoản 7, quy định người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người được chở trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, người đi bộ trên đường bộ”, quy định dù đã liệt kê một số đối tượng người tham gia giao thông nhưng vẫn chưa bao hàm hết các đối tượng tham gia giao thông.

“Ví dụ như: người chạy trên đường có phải người tham gia giao thông không? Trường hợp một người cõng một người đi bộ trên đường hoặc trường hợp hai người dùng võng (hoặc dụng cụ khác, khiêng một người đi bộ trên đường thì (người được cng, người được khiêng) có được gọi là người tham gia giao thông thông? Do vậy, đề nghị rà soát, có cách giải thích từ ngữ cho phù hợp hơn, đảm bảo bao quát hết các đối tượng điều chỉnh.”, đại biểu Phước đề nghị.

Đối với quy định về tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, dự thảo Luật đang quy định việc khám sức khỏe định kỳ đổi với người lái xe và xây dựng cơ sở dữ liệu về khám sức khỏe của người lái xe là hết sức cần thiết góp phần đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại biểu tỉnh Quảng Nam cho rằng, việc khám sức khỏe định kỳ đối với tất cả những người lái xe sẽ không khả thi vì sẽ tác động lớn đến một bộ phận người dân, nhất là người lái xe mô tô, xe máy; tốn kém thời gian và chi phí xã hội; có thể xảy ra tiêu cực trong khám sức khỏe tại các cơ sở y tế.

Do vậy, đại biểu đề nghị tùy vào đối tượng cụ thể để quy định việc khám sức khỏe định kỳ, không nên áp dụng chung cho các đối tượng mà chỉ tập trung vào các nhóm đối tượng, như: Người từ 65 trở lên (áp dụng cho tất cả lái xe đối với các phương tiện) vì độ tuổi này đa số sức khỏe giảm sút, thị lực kém, xử lý tình huống chậm, thiếu tập trung; Người lái xe khách vận tải (lái xe khách tuyến đường dài, container và các phương tiện nặng khác) vì đối tượng lái xe này điều khiển phương tiện ô tô vận tải cồng kềnh, trọng tại lớn nếu không đảm bảo sức khỏe sẽ gây thiệt hại lớn cho xã hội; Người có tiền sử bị các bệnh nền được phát hiện thông qua việc khám sức khỏe để cấp bằng lái xe lần đầu hoặc phát hiện thông qua khám chữa bệnh (như bệnh tim mạch, cận thị, điếc hoặc khuyết tật các chi trên cơ thể,...).

“Mặc dù đối tượng này vẫn đảm bảo điều kiện để lái xe nhưng vẫn phải bắt buộc khám sức khỏe định kỳ để xác nhận đủ điều kiện lái xe.”, đại biểu Phước nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai

Đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai

Quan tâm đến quy định về sử dụng đèn trong dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Sùng A Lềnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai dẫn quy định tại Khoản 1 Điều 19, cụ thể: “Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải bật đèn chiếu sáng phía trước”.

Tuy nhiên, đại biểu Sùng A Lềnh cho rằng, mùa đông trời có thể bắt đầu tối từ 18 giờ và đến 6 giờ ngày hôm sau trời vẫn chưa sáng, do đó nếu không bật đèn thì sẽ hạn chế tầm nhìn và mất an toàn. Do vậy, đề nghị nghiên cứu chỉnh sửa nội dung này theo hướng quy định cụ thể thời gian bật sáng đèn vào mùa đông và mùa hè để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị tại điểm c, khoản 3, Điều 31 dự thảo Luật quy định: “ Sử dụng ô” nên sửa đổi theo hướng: “Sử dụng ô (dù), điện thoại”. “Bởi ngoài việc sử dụng ô (dù) thì sử dụng điện thoại khi đang lái xe là rất nguy hiểm cho người sử dụng phương tiện giao thông cũng như gây nguy hiểm cho những người khác khi cùng tham gia giao thông trên đường.”, đại biểu Sùng A Lềnh nêu quan điểm.

Liên quan đến quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô, đại biểu tỉnh Lào Cai đề nghị cần bổ sung thêm 01 khoản quy định về thực hiện nghiêm hướng dẫn của biển báo, phân làn và các quy định kiểm soát tải trọng tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe, bởi tất cả các phương tiện vận chuyển hàng hóa phải bắt buộc được kiểm soát tải trọng tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe theo quy định.

Ngoài ra, các đại biểu cũng góp ý về các nội dung liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm, quy tắc giao thông đường bộ, tuần tra, kiểm soát về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trách nhiệm của nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ...

Một số hình ảnh tại Phiên họp:

Các đại biểu tại phiên họp

Các đại biểu tại phiên họp

Qua thảo luận các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và cho rằng, Luật Giao thông đường bộ được ban hành năm 2008, sau 15 năm thực hiện cho thấy, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực này

Qua thảo luận các đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và cho rằng, Luật Giao thông đường bộ được ban hành năm 2008, sau 15 năm thực hiện cho thấy, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý trong lĩnh vực này

Các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật lần này đã cơ bản giải quyết, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, phù hợp với xu thế phát triển nước ta và thông lệ quốc tế

Các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật lần này đã cơ bản giải quyết, khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Giao thông đường bộ hiện hành, phù hợp với xu thế phát triển nước ta và thông lệ quốc tế

Ngoài ra, các đại biểu cũng góp ý về các nội dung liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm, quy tắc giao thông đường bộ, tuần tra, kiểm soát về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trách nhiệm của nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ...

Ngoài ra, các đại biểu cũng góp ý về các nội dung liên quan đến các hành vi bị nghiêm cấm, quy tắc giao thông đường bộ, tuần tra, kiểm soát về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trách nhiệm của nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ...

Các đại biểu tại phiên họp

Các đại biểu tại phiên họp

Thu Phương – Minh Thành

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-doan-dai-bieu-quoc-hoi.aspx?itemid=82034