Thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập giành Giải Nhất Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2024

Nằm trong chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương 2024, Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy năm 2024 đã được khai mạc sáng nay 16/4 (tức mùng 8/3 Âm lịch).

Giải Nhất Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy tại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 thuộc về Thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập.

Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy năm 2024 đã được khai mạc sáng nay 16/4 (tức mùng 8/3 Âm lịch).

Theo Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương 2024, Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy năm nay khác với những năm trước là các huyện, thành, thị sẽ không cử đội đã 3 năm liên tiếp đạt giải Nhất tham gia thi. Điều này cũng góp phần tạo nên sự mới mẻ, hấp dẫn và tinh thần khí thế cho các đội thi với quyết tâm giành được giải cao dâng lễ vật lên Vua Hùng.

Ngay khi có hiệu lệnh bắt đầu cuộc thi, các nghệ khẩn trương, tập trung cao độ gói bánh chưng.

Hội thi với sự tham gia của 13 đội đến từ 13 huyện, thành, thị trong tỉnh. Các nghệ nhân gói, nấu bánh chưng sẽ tranh tài ở nội dung gói 5kg gạo nếp, 1kg đỗ xanh, 1kg thịt lợn… thành 10 chiếc bánh chưng vuông trong thời gian tối đa 10 phút, luộc bánh trong 5 giờ đồng hồ. Đối với nội dung giã bánh giầy, các nghệ nhân phải thổi 5kg gạo nếp thành xôi trong thời gian tối đa 30 phút, giã và bắt thành 10 chiếc bánh giầy trong thời gian tối đa 15 phút.

Các Nghệ nhân gói bánh chưng huyện Phù Ninh

Sản phẩm được hoàn thành phải đạt các tiêu chí: Bánh chưng phải có hình thức đẹp, không rách lá, không méo vỡ, bánh thành cao, lạt buộc 4 dây, đều, đẹp, chín rền, bóc ra có màu xanh, nhân bánh chính giữa, thơm ngon, mùi vị hấp dẫn.

Ngay khi có hiệu lệnh bắt đầu cuộc thi, các nghệ nhân khẩn trương, tập trung cao độ gói bánh. Nếu như phần thi gói bánh chưng cần sự khéo léo, nhanh tay của người làm bánh thì phần thi giã bánh giầy lại đòi hỏi các nghệ nhân phải có thể lực tốt nhất. Bên cạnh sự quan tâm theo dõi của người dân và du khách về Đền Hùng, mỗi đội gói bánh chưng và giã bánh giầy đều có những “cổ động viên trung thành” riêng, giúp tạo nên không khí cổ vũ vô cùng sôi động tại Hội thi.

Những chiếc bánh chưng được xếp vào nồi để luộc

Trong mỗi đội thi gói bánh chưng, các nghệ nhân phân chia công việc cụ thể, người chuẩn bị lá, người gói bánh, người buộc lạt… Tất cả các công đoạn gói bánh chưng được nghệ nhân làm thuần thục, điêu luyện, mang đến cho du khách trẩy hội Đền Hùng nhiều trải nghiệm thích thú. Chỉ trong thời gian hơn 3 phút, đã có đội thi hoàn thành việc gói 10 chiếc bánh chưng. Phần gói bánh chưng thu hút đông đảo du khách trẩy hội Đền Hùng xem và cổ vũ nhiệt tình.

Nếu như phần thi gói bánh chưng cần sự khéo léo, nhanh tay của người làm bánh thì phần thi giã bánh giầy lại đòi hỏi các nghệ nhân phải có thể lực tốt nhất.

Bánh chưng phải có hình thức đẹp, không rách lá, không méo vỡ, bánh thành cao, lạt buộc 4 dây, đều, đẹp, chín rền

Kết thúc Hội thi, về gói, nấu bánh chưng, đội TP Việt Trì đạt giả Nhất; các đội huyện Lâm Thao, Cẩm Khê, TX Phú Thọ đạt giải Nhì; còn lại các đội đạt giải Ba. Còn nội dung giã bánh giầy, đội Yên Lập đạt giải Nhất; các đội huyện Thanh Ba, Hạ Hòa, Tam Nông đạt giải Nhì; các đội còn lại đạt giải Ba.

Khán giả ro hò cổ vũ cho Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy 2024

Là một trong các thành viên của đội Lâm Thao tham gia Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh Giầy năm nay, chị Nguyễn Thị Dân – xã Xuân Lũng chia sẻ: “Tôi thấy rất vui và vinh dự khi là một trong các thành viên đại diện cho huyện tham thi gói, nấu bánh Chưng, giã bánh Giầy năm 2024. Các thành viên trong đội bàn bạc làm sao để gói, nặn bánh đều tay, bảo đảm cho bánh đều, đẹp mắt, với mong muốn có được những chiếc bánh ngon nhất, đẹp nhất để dâng lên Vua cha trong ngày Giỗ Tổ, đồng thời đạt được kết quả cao tại hội thi”.

Huyện Yên Lập đã giành Giải Nhất nội dung giã bánh giầy

Hội thi nhằm tái hiện cuộc thi làm các lễ vật dâng cúng tổ tiên có từ thời Hùng Vương dựng nước, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử và sự sáng tạo trong lao động, thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, cha mẹ, thể hiện ý thức và tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái “lá lành đùm lá rách” của cộng đồng dân tộc; góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị độc đáo của di sản văn hóa thời Hùng Vương và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.

Nguyên Vỵ

Nguồn Tạp chí Công thương: http://tapchicongthuong.com.vn/bai-viet/thanh-pho-viet-tri-va-huyen-yen-lap-gianh-giai-nhat-hoi-thi-goi-nau-banh-chung-gia-banh-giay-tai-le-gio-to-hung-vuong-2024-119765.htm