Tháng An toàn giao thông 2010: Đã tạo được điểm nhấn

Năm nay, phong trào thanh niên tham gia bảo đảm trật tự và tuyên truyền ATGT hết sức sôi nổi, đi vào chiều sâu và có tác động mạnh mẽ đến người tham gia giao thông, đặc biệt là thanh thiếu nhi.

Với chủ đề "Vì sự an toàn của thanh thiếu nhi và cộng đồng", trong tháng 9, hàng loạt các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT đã diễn ra trên cả nước với sự chủ động của Bộ GTVT, Bộ Giáo dục và Đào tào, các ban ngành, đoàn thể xã hội Thay đổi thói quen đi lại tùy tiện Đây là lần đầu tiên, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xác định rõ chủ đề, đối tượng để hướng tới cho Tháng ATGT trong năm. Dù con số thống kê cho thấy tai nạn giao thông chưa giảm như mong muốn nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, Tháng ATGT năm nay thực sự đã tạo được điểm nhấn. Văn hóa giao thông đã trở thành một mục tiêu hướng tới của các bạn trẻ. Thành đoàn Hà Nội tổ chức tập huấn về văn hóa giao thông cho 1.200 cán bộ phụ trách Đội TNTP. Tỉnh đoàn Thái Nguyên triển khai xây dựng 500 biển có nội dung nhắc nhở về ATGT treo trên các trục đường và triển lãm ảnh lưu động tuyên truyền về ATGT theo chủ đề “Hiểm họa về rượu, bia và TNGT”. Thành đoàn Hải Phòng và Tỉnh đoàn An Giang tổ chức chương trình đi xe đạp tuyên truyền về văn hóa giao thông. Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Đắk Nông tổ chức Ngày hội “Thanh niên với văn hóa giao thông” gắn với diễu hành cổ động và phát tài liệu tuyên truyền về văn hóa giao thông. Tỉnh đoàn Bắc Ninh tổ chức tuyên truyền văn hóa giao thông tại hội trại thanh niên chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đoàn Thanh niên Tổng Công ty đường sắt Việt Nam tổ chức chương trình thanh niên tình nguyện cảnh giới đường ngang dân sinh, đường ngang không người gác trên địa bàn Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh đoàn Lào Cai tổ chức tuyên truyền về ATGT cho đồng bào các dân tộc thiểu số và thanh thiếu nhi tại các phiên chợ vùng cao. Tỉnh đoàn Kiên Giang, Bắc Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức tuyên dương CSGT và thanh niên tình nguyện tiêu biểu, xây dựng các chuyên mục truyền thanh. Tại buổi tuyên truyền ATGT của Đoàn Thanh niên Cục Đường sắt tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du, Yên Bái, trao đổi với chúng tôi, em Phạm Minh Thu, học sinh lớp 7C của trường tâm sự: Những kiến thức nắm được hôm nay sẽ giúp chúng em phòng tránh tai nạn và từng bước bỏ thói quen đi lại tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông. Bên cạnh đó, các cấp các ngành cũng đã nỗ lực triển khai công tác đảm bảo TTATGT, theo đề cương, kế hoạch thực hiện Tháng ATGT của Ủy ban ATGT Quốc gia. Đặc biệt là sự chủ động rất đáng biểu dương của ngành Giáo dục. Nhiều chương trình cụ thể đã được các trường học thực hiện, giúp học sinh hiểu Luật và tuân thủ Luật tốt hơn... Tai nạn chưa thể giảm một sớm một chiều Theo con số thống kê chưa đầy đủ của Cục CSGT Đường bộ, Đường sắt, trong Tháng ATGT cả nước xảy ra 1.006 vụ TNGT, làm chết 796 người, bị thương 912 người. Lực lượng CSGT trên toàn quốc phát hiện và xử lý 355.070 trường hợp vi phạm, tiền phạt nộp Kho bạc Nhà nước 46 tỷ 334,8 triệu đồng, tạm giữ 527 ôtô và gần 37.000 mô tô, xe gắn máy các loại; trong đó, TNGT đường sắt xảy ra 17 vụ, làm chết 21 người, bị thương 4 người, cá biệt có một số vụ nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về tài sản. CSGT Hà Nội xử phạt vi phạm trong Tháng An toàn giao thông Theo đánh giá ban đầu, TNGT nghiêm trọng liên quan đến xe khách giảm so với cùng kỳ năm 2009, tuy nhiên do Tháng ATGT năm nay, nhu cầu đi lại của người dân trong những ngày nghỉ Tết Độc lập cho nên đã tạo ra áp lực giao thông rất lớn gây khó khăn trong công tác đảm bảo TTATGT. Ngoài ra, tai nạn đường sắt đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng cần được xử lý triệt để hơn nữa. Các lỗi chủ yếu trong tháng vẫn là chạy quá tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; chạy quá tốc độ quy định; dừng đỗ không đúng quy định; các vi phạm quy định về tránh vượt, thiết bị an toàn kỹ thuật; về gắn biển số, không đội MBH, chở quá số người quy định, về tải trọng xe, lưu hành xe quá tải trọng, khổ giới hạn cầu đường; không chấp hành đèn tín hiệu giao thông, không có GPLX hoặc có không phù hợp... Mặc dù tai nạn trong tháng 9 năm nay chưa giảm so với cùng kỳ năm ngoái, những tác động tuyên truyền có thể chưa có kết quả trong một sớm một chiều nhưng hiệu quả tích cực trong việc từng bước thay đổi nhận thức của người dân là điều đáng ghi nhận. Theo ông Thân Văn Thanh - Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, công tác tuyên truyền trong Tháng ATGT 2010 đã huy động được sức mạnh tổng thể của các cơ quan đoàn thể Trung ương và địa phương, đặc biệt đã tập trung vào đối tượng chính là thanh thiếu niên, học sinh. Ngành GD & ĐT đã chỉ đạo các trường tiểu học, mẫu giáo phải triển khai ngay việc yêu cầu học sinh khi ngồi trên môtô, xe gắn máy bắt buộc phải đội MBH và đề nghị phụ huynh ký cam kết với nhà trường thực hiện nghiêm túc; các trường có biện pháp kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở để duy trì việc thực hiện trong suốt năm học và hình thành được thói quen trong học sinh; các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường THPT ký cam kết không điều khiển môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi quy định và chưa có GPLX; đề nghị phụ huynh cùng ký cam kết với nhà trường để đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn tính mạng cho học sinh... Khánh Hà - Đỗ Thi

Nguồn Giao Thông: http://giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/An-toan-giao-thong/An_toan_giao_thong/Thang_An_toan_giao_thong_2010-Da_tao_duoc_diem_nhan/