Thăm Trà Đông, làng nghề trăm năm đỏ lửa

Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, nghề đúc đồng Làng Trà Đông (Thanh Hóa) vẫn giữ được nét độc đáo, đặc trưng...

Làng Trà Đông hay Trà Đúc xưa kia gọi là Sơn Trang, tiếng Nôm gọi là Kẻ Chè, một vùng đất cổ các thành phố Thanh Hóa 12km về phía Tây Bắc nằm trong địa vực của vùng đất Đông Sơn nổi tiếng. Nghề đúc đồng Trà Đông có bề dày lịch sử hàng trăm năm, tương truyền từ thời nhà Lý dòng họ Vũ đã đưa nghề đúc đồng về làng, nên dân gian có câu ca "Đất họ Lê, nghề họ Vũ".

Tuy nhiên, cũng có truyền thuyết cho rằng nghề đúc đồng ở làng Trà Đông là do Đức Thánh Khổng Minh Không truyền nghề. Để tưởng nhớ công lao to lớn đối với người đã đem nghề về cho nhân dân, vào thời Tự Đức tức năm 1848 - 1883 dân phường đúc đồng Trà Đông đã lập đền thờ suy tôn thánh Khổng Minh Không làm vị tổ sư của nghề, kể từ đó nhân dân của làng vẫn thờ đúc thánh Khổng minh Không và 2 ông họ Vũ coi đây là ông tổ của nghề đúc đồng.

Đúc đồng là cả một quy trình phức tạp bao gồm nhiều khâu thủ công từ nhào đất, làm khuôn đến pha hợp chất, nấu đồng đến làm nguộn. Mội khâu có thao tác, kỹ thuật khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là khâu làm khuôn và pha chế hợp chất nấu đồng. Thông thường 2 khâu này có ảnh hưởng trực tiếp tới hình dáng và chất lượng sản phẩm của đồ đồng nhất là đúc trống đồng. Vì vậy nghề đúc chỉ là dựa trên kinh nghiệm và nghề đúc chỉ được truyền cho người thân trong gia đình hoặc tập trung ở trong làng, không được truyền cho làng khác.

Năm 2018, nghề đúc đồng cổ truyền làng Trà Đông, xã Thiệu Trung ,được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đúc đồng là cả một quy trình kỹ thuật phức tạp bao gồm nhiều khâu, mỗi khâu có các bước, các thao tác kỹ thuật khác nhau, bao gồm làm khuôn, pha chế hợp chất, nấu đồng, đúc sản phẩm...

Điểm đặc biệt của các sản phẩm đồng tại làng nghề Trà Đông là khuôn được làm thủ công bằng đất sét giã nhuyễn, sàng lọc thành bột trộn với tro trấu.

Theo các nghệ nhân, để có một sản phẩm, người làm nghề phải thực hiện nhiều công đoạn. Công việc này không chỉ đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ mà người thợ còn phải có sức khỏe, sự chịu khó, chịu khổ.

Nghệ nhân làng Trà Đông đang tạo hoa văn cho khuôn đúc.

Người thợ sẽ đổ đồng nóng chảy để chuẩn bị đổ vào khuôn đúc sản phẩm.

Công đoạn đổ đồng được thực hiện bởi những người thợ có kinh nghiệm, sức khỏe và đòi hỏi sự phối hợp ăn ý từ khi nung cho đến múc đồng.

Các khâu cuối cùng là đập bỏ khuôn đất những sản phẩm bằng đồng trải qua quá trình làm nguội, mài giũa, chạm khắc hoa văn và đánh bóng rồi thành phẩm.

Nghề truyền thống này cũng góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 300 lao động địa phương, với thu nhập trung bình khoảng 8 triệu đồng/người/tháng.

Những sản phẩm chế tác từ đồng của làng Trà Đông được khách hàng ưu chuộng.

Xưởng đúc đồng của gia đình ông Nguyễn Bá Châu tại làng Trà Đông, nghệ nhân đã xác lập 4 kỷ lục Việt Nam, trong số đó có phiên bản trống đồng Ngọc Lũ nặng gần 4 tấn nằm bên trong làng Trà Đông.

Chiếc trống đồng khổng lồ này được ông và 10 công nhân cùng con trai là anh Nguyễn Bá Quý làm bằng phương pháp thủ công trong thời gian 6 tháng.

Nguyễn Thuấn - Thiên Anh

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/tham-tra-dong-lang-nghe-tram-nam-do-lua.htm