Tên lửa SM-3 Block IIA của Mỹ khiến Nga-Trung 'hoảng loạn'

Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA có tầm bắn lên tới 2.500km, độ cao đánh chặn đạt 1.000km, đó thực sự là thông tin chấn động với Nga-Trung.

Theo tờ Asahi Shimbun ngày 28/9, các đơn vị liên quan của hai nước Mỹ và Nhật bắt đầu sản xuất các thành phần của tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA tại Nhật Bản. Thông tin trên được đưa ra như là một phản ứng trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Tất nhiên, cả Nga và Trung Quốc hầu như không tin vào mối đe dọa của Triều Tiên đối với liên minh Mỹ - Nhật mà cho rằng hệ thống này đang nhắm vào Nga. Trước đó, hồi tháng 6/2015, Bộ quốc phòng Nhật Bản và Cục phòng thủ tên lửa Mỹ đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA tại bãi thử Point Mugu, ngoài khơi bang California vào ngày 6/6/2015. SM-3 Block IIA do công ty Raytheon chế tạo trong khuôn khổ chương trình hợp tác Mỹ - Nhật, với tổng chi phí đầu tư khoảng 2 tỷ USD nhằm nâng cao khả năng bảo vệ quốc gia trước các nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA có chiều dài 6,55m, sải cánh 1,53m, trọng lượng 1,5 tấn, sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng. Nó có khả năng đánh chặn, bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần ở giai đoạn giữa đường bay. Theo những thông số được công khai, phiên bản Block 1A/B có tầm bắn khoảng 700 km, độ cao đánh chặn 500 km, tốc độ 3 km/s trong khi đó SM-3 Block IIA có tầm bắn 2.500 km, độ cao đánh chặn khoảng 1.000 km, tốc độ hơn 4,5 km/s. Mỹ sẽ trang bị chúng trên khoảng trên 100 chiến hạm, bao gồm các tuần dương hạm lớp Ticonderoga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke và khu trục hạm lớp Zumwalt, còn Nhật Bản sẽ trang bị trên các tàu khu trục lớp Atago và các khu trục hạm thế hệ mới của mình. Với việc Mỹ hợp tác sản xuất tên lửa SM-3 Block IIA với Nhật Bản được nhiều chuyên gia cho rằng quyết tâm xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ không chỉ nằm ở việc triển khai vũ khí mà còn sản xuất những vũ khí mang tính chất răn đe cao dành cho đối thủ của Mỹ và đồng minh.

Theo tờ Asahi Shimbun ngày 28/9, các đơn vị liên quan của hai nước Mỹ và Nhật bắt đầu sản xuất các thành phần của tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA tại Nhật Bản.

Thông tin trên được đưa ra như là một phản ứng trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên. Tất nhiên, cả Nga và Trung Quốc hầu như không tin vào mối đe dọa của Triều Tiên đối với liên minh Mỹ - Nhật mà cho rằng hệ thống này đang nhắm vào Nga.

Trước đó, hồi tháng 6/2015, Bộ quốc phòng Nhật Bản và Cục phòng thủ tên lửa Mỹ đã tiến hành thử nghiệm tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA tại bãi thử Point Mugu, ngoài khơi bang California vào ngày 6/6/2015.

SM-3 Block IIA do công ty Raytheon chế tạo trong khuôn khổ chương trình hợp tác Mỹ - Nhật, với tổng chi phí đầu tư khoảng 2 tỷ USD nhằm nâng cao khả năng bảo vệ quốc gia trước các nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA có chiều dài 6,55m, sải cánh 1,53m, trọng lượng 1,5 tấn, sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng. Nó có khả năng đánh chặn, bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm gần ở giai đoạn giữa đường bay.

Theo những thông số được công khai, phiên bản Block 1A/B có tầm bắn khoảng 700 km, độ cao đánh chặn 500 km, tốc độ 3 km/s trong khi đó SM-3 Block IIA có tầm bắn 2.500 km, độ cao đánh chặn khoảng 1.000 km, tốc độ hơn 4,5 km/s.

Mỹ sẽ trang bị chúng trên khoảng trên 100 chiến hạm, bao gồm các tuần dương hạm lớp Ticonderoga, khu trục hạm lớp Arleigh Burke và khu trục hạm lớp Zumwalt, còn Nhật Bản sẽ trang bị trên các tàu khu trục lớp Atago và các khu trục hạm thế hệ mới của mình.

Với việc Mỹ hợp tác sản xuất tên lửa SM-3 Block IIA với Nhật Bản được nhiều chuyên gia cho rằng quyết tâm xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ không chỉ nằm ở việc triển khai vũ khí mà còn sản xuất những vũ khí mang tính chất răn đe cao dành cho đối thủ của Mỹ và đồng minh.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ten-lua-sm-3-block-iia-cua-my-khien-nga-trung-hoang-loan-762515.html