Tàu ngầm Kilo trong hải chiến Biển Đông

(Hình ảnh)-Là lực lượng thường trực chiến đấu khi kẻ thù xâm phạm chủ quyền, tàu ngầm phải tiến hành đòn đánh bất ngờ,quyết liệt,bẻ gẫy ý đồ xâm lược của chúng.

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các đơn vị tàu ngầm là phục kích tập kích các cụm chiến hạm nổi của đối phương, gây tổn thất nặng nề lực lượng địch, tạo điều kiện cho Không quân, Hải quân mặt nước chiến đấu tiến hành các chiến dịch bao vây, tiêu diệt địch. (Trong ảnh: Đội hình tàu chiến đối phương)

Trong tác chiến chống các cụm chiến hạm CVBG, tàu ngầm Kilo sử dụng vũ khí chủ yếu là ngư lôi và tên lửa hành trình Club-S. Mục đích chính là đánh chìm hoặc gây tổn thất nặng nề cho đối phương ngay từ loạt đạn đầu tiên. Khi tiến hành các hoạt động tác chiến, hải đoàn tàu ngầm chia thành đội trinh sát hỏa lực và đội công kích chủ lực. (Trong ảnh: Sơ đồ đội tàu ngầm trinh sát hỏa lực)

Tác chiến chống các cụm chiến hạm CVBG, tàu ngầm Kilo sử dụng vũ khí chủ yếu là ngư lôi và tên lửa hành trình Club-S. Mục đích chính là đánh chìm hoặc gây tổn thất nặng nề cho đối phương ngay từ loạt đạn đầu tiên. Khi tiến hành các hoạt động tác chiến, hải đoàn tàu ngầm chia thành đội trinh sát hỏa lực và đội công kích chủ lực.

Khi phát hiện mục tiêu, đội tàu trinh sát thông báo những thông tin thu nhận được cho chỉ huy trưởng hải đoàn tàu ngầm. Chỉ huy hải đoàn căn cứ tình hình giao nhiệm vụ cho chỉ huy đội công kích chủ lực triển khai đội hình chiến đấu. (Trong ảnh: Sơ đồ tấn công của tàu ngầm Kilo)

Đội tàu ngầm Kilo công kích chủ lực được biên chế ngư lôi và tên lửa Club-S, có nhiệm vụ tập kích đối phương bằng đòn tấn công có tính quyết định. Đội tàu ngầm được bố trí cơ động trên khoảng cách thuận tiện cho việc trinh sát dẫn đường tiếp cận mục tiêu nhanh chóng và có thể phát hiện, theo dõi địch bằng khí tài của mình. (Trong ảnh: Sơ đồ tấn công của tàu ngầm Kilo sử dụng tên lửa Club-S)

Khi nhận được mệnh lệnh tiến công, các tàu ngầm cơ động theo các mục tiêu đã phân công, chiếm vị trí thuận lợi để triển khai đòn tấn công và giảm tối đa nguy hiểm từ vũ khí, trang bị của đối phương. Đường cơ động chiến đấu mỗi tàu ngầm được xác định trên hải đồ của chỉ huy các cấp.

Khi tiến hành tấn công, các tàu ngầm lựa chọn vùng công kích, vị trí mà tàu ngầm có thể phóng loạt ngư lôi (từ 2 ngư lôi liên tiếp). Do đặc điểm về tốc độ cũng như giới hạn của bình ắc quy điện, tàu ngầm Kilo tiếp cận mục tiêu sẽ lựa chọn hướng tiến công và số lượng đạn, chủng loại đạn và khoảng cách phóng đạn sao cho trong mọi tình huống, ít nhất có một ngư lôi trúng mục tiêu.

Các tàu ngầm Kilo được trang bị tên lửa Club-S, có thể sử dụng tên lửa hành trình bằng các trang thiết bị dẫn đường, chỉ thị mục tiêu trên thân tàu hoặc theo các thông tin được cung cấp từ máy bay trinh sát hoặc các tổ trinh sát mục tiêu. Thông thường, dữ liệu chỉ thị mục tiêu được cung cấp bởi Sở chỉ huy hải đoàn tàu ngầm.

Tên lửa hành trình thường được sử dụng khi các mục tiêu cần tấn công nằm ngoài vùng quan sát, kiểm soát được của các khí tài trinh sát (radar, sonar) nhưng không vượt quá tầm bay của tên lửa, số lượng và chủng loại tên lửa được phóng từ tàu ngầm bảo đảm mục tiêu chắc chắn bị tiêu diệt.

Số lượng tên lửa được phóng và khoảng cách lựa chọn theo số lượng và chủng loại mục tiêu, khả năng phòng không của các mục tiêu, yếu tố bí mật bất ngờ và phương án tránh đòn phản kích của các phương tiện chống ngầm đối phương.

Ngoài hai loại vũ chính chống tàu nổi là ngư lôi và tên lửa hành trình, tàu ngầm Kilo được trang bị thủy lôi DM-1 có hiệu quả tác chiến rất cao và thuận lợi cho phòng ngự biển đảo. Tàu ngầm có thể triển khai các tuyến thủy lôi ngăn chặn, phong tỏa hoặc các trận địa thủy lôi bí mật, bất ngờ trên các cửa cảng, căn cứ quân sự đối phương, trên các tuyến đường hành quân hoặc bố trí các trận địa thủy lôi phòng thủ khu vực biển, đảo, các vùng có luồng lạch hẹp và các vịnh…. (Trong ảnh: Tàu ngầm triển khai trận địa thủy lôi thông minh)

Thủy lôi sau khi được phóng ra khỏi tàu ngầm sẽ khởi động các sensor thủy âm, điện từ trường, sonar thụ động ở chế độ chờ, và khi mục tiêu đến, chủ động kích hoạt và tiêu diệt mục tiêu.

Trong thời bình, lực lượng tàu ngầm luôn nằm trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Thực tế cho thấy, tàu ngầm là chiến hạm không có hòa bình. Khi chuyển sang thời chiến, cũng là lúc các tàu ngầm minh chứng cho sự hiển diện của mình bằng những đòn tấn công quyết liệt ngay từ phút đầu tiên của chiến tranh.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/hinh-anh/tau-ngam-kilo-trong-hai-chien-bien-dong-2363150/