Tàu chiến Mỹ vừa đánh chặn thành công tên lửa diệt hạm siêu thanh

Hải quân Mỹ vừa công bố video hai chiến hạm của nước này mang 'lá chắn' Aegis đã bắn tên lửa đánh chặn SM-2 để hạ mục tiêu mô phỏng tên lửa diệt hạm siêu thanh trong đợt diễn tập ngoài khơi bang Virginia.

"Tuần dương hạm USS Philippine Sea và khu trục hạm USS Mason sử dụng hệ thống chiến đấu Aegis và tên lửa đánh chặn SM-2 đã phá hủy mục tiêu bay siêu thanh GQM-163 phóng từ cơ sở của NASA tại bang Virginia", hải quân Mỹ cho biết hôm 3/4.

Được biết, hai chiến hạm phô diễn năng lực đánh chặn tên lửa siêu thanh khi đang tham gia Huấn luyện Chiến thuật Tác chiến Mặt nước Nâng cao (SWATT) trên Đại Tây Dương hôm 27/3.

Hải quân Mỹ cho biết SWATT là hoạt động nhằm cải thiện năng lực chiến đấu và hiệu quả chiến thuật của các lực lượng trên mọi mặt trận.

Trong video quay bằng thiết bị hồng ngoại, quả đạn GQM-163 rời bệ phóng và nhanh chóng tăng tốc trong lúc bay sát mặt biển, mô phỏng tên lửa diệt hạm siêu thanh đang lao tới mục tiêu.

Vài giây sau, mỗi tàu chiến Mỹ khai hỏa một tên lửa đánh chặn SM-2 từ vị trí an toàn, nằm ngoài đường bay của tên lửa.

Cả hai quả đạn nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, tên lửa đầu tiên tạo ra vụ nổ lớn nhưng chưa rõ tác động đến đạn GQM-163 (ảnh).

Cả hai quả đạn nhanh chóng tiếp cận mục tiêu, tên lửa đầu tiên tạo ra vụ nổ lớn nhưng chưa rõ tác động đến đạn GQM-163 (ảnh).

Tên lửa thứ hai đánh trúng đích, tạo ra nhiều mảnh vỡ và khiến mục tiêu bay bị mất lái, vọt lên cao rồi bốc cháy và rơi xuống biển.

Tên lửa diệt hạm siêu thanh với khả năng bay bám biển là một trong những mối đe dọa lớn nhất với tàu chiến hiện đại.

Bay thấp trong quá trình tiếp cận mục tiêu khiến tên lửa diệt hạm siêu thanh rất khó bị phát hiện, hệ thống phòng thủ trên tàu chiến thường chỉ có vài giây để phản ứng, trong khi tốc độ siêu thanh của quả đạn cũng khiến cho việc đánh chặn trở nên khó khăn.

Nga hiện là quốc gia hàng đầu thế giới về tên lửa diệt hạm siêu thanh, với nhiều loại trong biên chế hải quân như P-270 Moskit, P-500 Bazalt, P-700 Granit, P-800 Oniks và biến thể 3M54 của tổ hợp tên lửa đa năng Kalibr.

Nga cũng phát triển và đang bắt đầu biên chế tên lửa siêu vượt âm Zircon với khả năng tấn công cả mục tiêu mặt nước và trong đất liền.

Trong khi đó, SM-2 là tên lửa hải đối không cơ bản của hải quân Mỹ, hiện nay với cấu hình triển khai đã được nâng cấp từ SM-1 thì dòng tên lửa tầm trung này có thể hoạt động trong mọi loại hình thời tiết.

SM-2 sử dụng radar bán chủ động ở giai đoạn cuối và thiết bị dẫn quán tính ở giữa quá trình hoạt động có khả năng cập nhập lệnh giữa chừng từ hệ thống phòng không từ trên tàu chiến, từ đó cho khả năng tấn công chính xác mục tiêu.

SM-2 được phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng MK-41 (VLS-Vertical Launching System) và hệ thống dẫn tên lửa MK-26 (GMLS-guided Missile Launching System).

Tên lửa SM-2 được phát triển để phá hủy các mục tiêu tấn công tàu chiến, các phiên bản mới còn có khả năng tránh được các biện pháp chống trả điện tử (ECM) từ đối phương.

Tên lửa SM-2 được phát triển để phá hủy các mục tiêu tấn công tàu chiến, các phiên bản mới còn có khả năng tránh được các biện pháp chống trả điện tử (ECM) từ đối phương.

SM-2 đươục phát triển thành nhiều phiên bản, phiên bản SM-2MR được trang bị cho lớp tuần dương hạm Ticonderoga, tàu khu trục hạm Aegis, tàu ngầm hạt nhân Virginia và một số lớp tàu chiến khác.

SM-2 đươục phát triển thành nhiều phiên bản, phiên bản SM-2MR được trang bị cho lớp tuần dương hạm Ticonderoga, tàu khu trục hạm Aegis, tàu ngầm hạt nhân Virginia và một số lớp tàu chiến khác.

SM-2ER được thiết kế để đối phó với tên lửa hành trình chống tàu tầm cao, phiên bản này sử dụng thiết bị dẫn giai đoạn cuối nhằm tăng độ chính xác khi công phá mục tiêu.

SM-2ER được thiết kế để đối phó với tên lửa hành trình chống tàu tầm cao, phiên bản này sử dụng thiết bị dẫn giai đoạn cuối nhằm tăng độ chính xác khi công phá mục tiêu.

Phiên bản này cũng có thể dùng để đánh chặn mục tiêu bề mặt, thông qua hệ thống đánh chặn tầm xa có khả năng chống lại các loại tên lửa chống máy bay và chống tàu.

Phiên bản này cũng có thể dùng để đánh chặn mục tiêu bề mặt, thông qua hệ thống đánh chặn tầm xa có khả năng chống lại các loại tên lửa chống máy bay và chống tàu.

Phiên bản SM-2 MRI áp dụng hệ thống dẫn quán tính, lắp đầu đạn phân mảnh MK-115, phiên bản này là một phần không thể thiếu trong hệ thống chiến đấu đa năng thông minh của hải quân Mỹ.

Phiên bản SM-2 MRI áp dụng hệ thống dẫn quán tính, lắp đầu đạn phân mảnh MK-115, phiên bản này là một phần không thể thiếu trong hệ thống chiến đấu đa năng thông minh của hải quân Mỹ.

SM-2MRII vẫn áp dụng hệ thống chiến đấu Aegis và hệ thóng phóng MK-26 giống như SM-2MR, tuy nhiên dòng tên lửa này được lắp đặt động cơ tên lửa Thiokol MK-104 giúp tăng phạm vi hoạt động lên gấp đôi.

SM-2MRII vẫn áp dụng hệ thống chiến đấu Aegis và hệ thóng phóng MK-26 giống như SM-2MR, tuy nhiên dòng tên lửa này được lắp đặt động cơ tên lửa Thiokol MK-104 giúp tăng phạm vi hoạt động lên gấp đôi.

SM-2MRII được phóng từ bệ phóng MK-26 và sau đó là sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng VLS MK-41.

SM-2MRII được phóng từ bệ phóng MK-26 và sau đó là sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng VLS MK-41.

SM-2MRIII (phiên bản RIM-66K-1 và RIM-66L-1): được nâng cấp từ SM-2MRII, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và hệ thống phóng MK-26, cải thiện thiết bị phát hiện mục tiêu MK-45 MOD 9 giúp đạt hiệu quả tốt hơn khi hạ mục tiêu tầm thấp.

SM-2MRIII (phiên bản RIM-66K-1 và RIM-66L-1): được nâng cấp từ SM-2MRII, trang bị hệ thống chiến đấu Aegis và hệ thống phóng MK-26, cải thiện thiết bị phát hiện mục tiêu MK-45 MOD 9 giúp đạt hiệu quả tốt hơn khi hạ mục tiêu tầm thấp.

SM-2MRIIIA (phiên bản RIM-66K-2): được nâng cấp và lắp đặt đầu đạn hạt nhân MK-125 với sức công phá cực mạnh.

SM-2MRIIIA (phiên bản RIM-66K-2): được nâng cấp và lắp đặt đầu đạn hạt nhân MK-125 với sức công phá cực mạnh.

SM-2MRIIIB (phiên bản RIM-66M-5): được nâng cấp hơn với chương trình cải tiến tên lửa Homing, hệ thống dò tìm đôi IR/SARH, hệ thống dò tìm hồng ngoại IR được gắn bên cạnh tên lửa, nhờ đó sự chính xác được nâng lên.

SM-2MRIIIB (phiên bản RIM-66M-5): được nâng cấp hơn với chương trình cải tiến tên lửa Homing, hệ thống dò tìm đôi IR/SARH, hệ thống dò tìm hồng ngoại IR được gắn bên cạnh tên lửa, nhờ đó sự chính xác được nâng lên.

SM-2ER (phiên bản RIM-67B): loại tên lửa này được đưa vào phục vụ năm 1980, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và thiết bị dò tìm monopulse trong gia đoạn cuối.

SM-2ER (phiên bản RIM-67B): loại tên lửa này được đưa vào phục vụ năm 1980, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và thiết bị dò tìm monopulse trong gia đoạn cuối.

RIM-67B có trọng lượng 1341kg, chiều dài 8m, sải cánh 1.6m, phạm vi hoạt động lên đến 183km

RIM-67B có trọng lượng 1341kg, chiều dài 8m, sải cánh 1.6m, phạm vi hoạt động lên đến 183km

SM-2ERII (phiên bản RIM-67C): áp dụng động cơ đẩy MK-70 giúp tăng gấp đôi hiệu quả, dùng đầu đạn hạt nhân MK-115. SM-2ERIII (phiên bản RIM-67D) sử động cơ chính MK-30 MOD 4, thiết bị phát hiện mục tiêu MK-45 MOD 8 giúp tăng tầm bắn và độ công phá mục tiêu.

SM-2ERII (phiên bản RIM-67C): áp dụng động cơ đẩy MK-70 giúp tăng gấp đôi hiệu quả, dùng đầu đạn hạt nhân MK-115. SM-2ERIII (phiên bản RIM-67D) sử động cơ chính MK-30 MOD 4, thiết bị phát hiện mục tiêu MK-45 MOD 8 giúp tăng tầm bắn và độ công phá mục tiêu.

SM-2ERIV (phiên bản RIM-67E): được thiết kế tăng cường cho các tàu chiến dùng hệ thống phóng thẳng đứng Mk41.

SM-2ERIV (phiên bản RIM-67E): được thiết kế tăng cường cho các tàu chiến dùng hệ thống phóng thẳng đứng Mk41.

Ngoài ra, loại tên lửa này còn được trang bị thiết bị phát hiện mục tiêu MK-45 MOD 10 để phát hiện mục tiêu tầm thấp với hiệu suất cao, bổ sung hệ thống kiểm soát và dẫn tên lửa.

Ngoài ra, loại tên lửa này còn được trang bị thiết bị phát hiện mục tiêu MK-45 MOD 10 để phát hiện mục tiêu tầm thấp với hiệu suất cao, bổ sung hệ thống kiểm soát và dẫn tên lửa.

Loại tên lửa SM-2 được hải quân Mỹ, Nhật Bản, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Đức, Canada và một số quốc gia khác sử dụng.

Loại tên lửa SM-2 được hải quân Mỹ, Nhật Bản, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Đức, Canada và một số quốc gia khác sử dụng.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tau-chien-my-vua-danh-chan-thanh-cong-ten-lua-diet-ham-sieu-thanh-post536092.antd