TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CHO CÁC THẾ HỆ ĐẢNG VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

Việc tổ chức nghiên cứu biên soạn cuốn sách 'Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946 – 2025)' là cấp bách và cần thiết nhằm góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ đảng viên, người lao động trong toàn đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội; đặc biệt là thiết thực chào mừng 80 năm ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên (6/1/1946 - 6/1/2026)...

Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội là Đảng bộ cấp trên cơ sở thuộc Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương, thực hiện và chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, các nghị quyết, chỉ thị và hướng dẫn của Đảng bộ cấp trên. Trải qua gần 80 năm hoạt động, Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội đã không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả lãnh đạo nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ và cơ quan.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với công tác xây dựng Đảng; giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội; đặc biệt là thiết thực chào mừng 80 năm ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên (6/1/1946 - 6/1/2026) và chào mừng Đại hội Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội nhiệm kỳ 2025-2030, việc tổ chức nghiên cứu biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946 – 2025)” là cấp bách và cần thiết.

Với sự cần thiết như trên, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Vụ Thông tin được giao chủ trì phối hợp với Văn phòng Đảng – đoàn thể, các cơ quan, đơn vị hữu quan, chuyên gia nghiên cứu, biên soạn cuốn sách.

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Biên soạn Trịnh Giáng Hương.

Tại Phiên họp lần thứ nhất của Ban Biên soạn cuốn sách diễn ra mới đây, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Biên soạn Trịnh Giáng Hương cho biết: Mục đích của việc biên soạn cuốn sách là thông qua những sự kiện lịch sử cụ thể góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục truyền thống, bồi dưỡng ý chí và tình cảm cách mạng cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong toàn Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội; đồng thời, giới thiệu, quảng bá lịch sử Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Việc biên soạn cuốn sách cũng góp phần đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946 – 2025)” cũng góp phần làm rõ những thành tựu, hạn chế trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị mà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao phó.

Ngoài ra, cuốn sách cũng góp phần tôn vinh và tri ân những cống hiến to lớn của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội trong suốt các chặng đường lịch sử đã nỗ lực, phấn đấu, hy sinh đồng hành cùng với lịch sử Quốc hội, góp phần viết nên những trang sử vàng trong lịch sử Quốc hội Việt Nam.

Toàn cảnh Phiên họp lần thứ nhất của Ban Biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946-2025)”.

Theo Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Biên soạn Trịnh Giáng Hương, để phục vụ cho công tác biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946 – 2025)”, Vụ Thông tin cần phối hợp với Văn phòng Đảng – đoàn thể, các cơ quan, đơn vị hữu quan, chuyên gia cần dựa trên các sự kiện lịch sử cụ thể góp phần phục dựng một cách chân thực, sinh động, phong phú và khách quan quá trình ra đời, hoạt động của Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội theo tiến trình lịch sử. Thông qua các sự kiện lịch sử làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội.

Ngoài ra, nghiên cứu sâu sắc, toàn diện lịch sử Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội khi thành lập đến năm 2025 nhằm làm rõ quá trình ra đời và phát triển của Đảng bộ về tổ chức, bộ máy và các hoạt động của Đảng bộ trên những mặt chủ yếu theo từng chặng đường lịch sử.

Thông qua các chặng đường phát triển của Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội, các đơn vị cần làm rõ về cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự chủ chốt, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của từng lĩnh vực cụ thể của Đảng bộ i đáp ứng yêu cầu phát triển của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong từng thời kỳ lịch sử.

TS.Lê Văn Phong, Viện Sử học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đóng góp vào công đoạn biên soạn cuốn sách.

Đề cập về phương pháp nghiên cứu, nguồn tư liệu để biên soạn cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội”, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Biên soạn Trịnh Giáng Hương thông tin thêm, cuốn sách được biên soạn trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng các phương pháp: Tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu, lịch đại, đồng đại, khảo sát thực tế, điền dã, phỏng vấn, chuyên gia...

Nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu gồm: Hệ thống các Văn kiện Đại hội các Chi bộ, Đảng bộ qua các nhiệm kỳ. Các văn bản pháp lý đánh dấu sự thay đổi về tổ chức, tên gọi của Văn phòng Quốc hội qua các thời kỳ lịch sử. Các công trình nghiên cứu về lịch sử Quốc hội, lịch sử Văn phòng Quốc hội và các công trình nghiên cứu lịch sử khác có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội. Các bài báo, tạp chí viết về Văn phòng Quốc hội và Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội. Kết quả nghiên cứu các đề tài về đổi mới và nâng cao chất lượng của đảng bộ, chi bộ trong cơ quan Nhà nước...

Nội dung nghiên cứu cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946-2025)”, ngoài Lời giới thiệu của Lãnh đạo Quốc hội (dự kiến mời Chủ tịch Quốc hội, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội); Lời mở đầu, cuốn sách được kết cấu gồm 5 phần theo tiến trình lịch sử:

Phần 1: Tổ chức Đảng Văn phòng Ban Thường trực Quốc hội (1946 – 1960) và Tổ chức Đảng Văn phòng Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1960–1981).

Phần 2: Đảng bộ Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước (1981-1992).

Phần 3: Đảng bộ Văn phòng Quốc hội (1992-2007).

Phần 4: Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội (2007 - 2025).

Cuốn sách “Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ Cơ quan Văn phòng Quốc hội (1946-2025)” cũng bao gồm các phụ lục kèm theo: Danh sách và ảnh chân dung Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ qua các thời kỳ. Danh sách và ảnh chân dung Ban Chấp hành Đảng bộ qua các thời kỳ. Một số hình ảnh tiêu biểu về hoạt động của Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội. Các danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ cấp trên tặng cho Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội.

Để việc biên soạn cuốn sách thực sự có ý nghĩa, đạt chất lượng cao và mục đích đề ra, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Biên soạn Trịnh Giáng Hương yêu cầu các đơn vị được giao nhiệm vụ nêu cao, phát huy tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong triển khai Đề cương, từng công đoạn biên soạn cho đến khi hoàn thiện cuốn sách./.

Bích Lan

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-van-phong-quoc-hoi.aspx?itemid=84834