Tại sao quân đồng minh phải 'chết khiếp' xe tăng Tiger?

Cơn ác mộng của mọi lực lượng thiết giáp Đồng Minh trong đại chiến thế giới chính thức bắt đầu từ năm 1942 khi chiếc xe tăng Tiger đầu tiên được ra trận.

Quá vất vả khi phải đối đầu với T-34 và KV-1 trên chiến trường Liên Xô, năm 1942 người Đức đã chế tạo ra chiếc xe tăng Tiger hạng nặng và biến nó thành nỗi ác mộng của mọi đơn vị thiết giáp trên khắp Châu Âu vào nửa cuối của thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: Tankhunter.

Quá vất vả khi phải đối đầu với T-34 và KV-1 trên chiến trường Liên Xô, năm 1942 người Đức đã chế tạo ra chiếc xe tăng Tiger hạng nặng và biến nó thành nỗi ác mộng của mọi đơn vị thiết giáp trên khắp Châu Âu vào nửa cuối của thế chiến thứ hai. Nguồn ảnh: Tankhunter.

Xe tăng hạng nặng Tiger có vận tốc lý thuyết đạt hơn 30 km/h nhưng thực tế chỉ di chuyển được khoảng 12-14 km/h trên đường bằng, rõ ràng là các kỹ sư người Đức đã đánh đổi sự cơ động lấy vỏ thép dày khi nó nặng tới 57 tấn, giáp tháp pháo dày tới 120 mm, giáp thân 100mm nên dù giáp dựng đứng chứ hoàn toàn không nghiêng nhưng hỏa lực của Đồng Minh cũng... bó tay trước con quái thú này. Nguồn ảnh: Wartand.

Cụ thể, khẩu pháo "88" của chiếc Tiger có khả năng hạ gục xe tăng Cromwell của Anh ở khoảng cách 2500 mét, trong khi đó khẩu 75 mm trên chiếc Cromwell không thể xuyên qua mặt trước của Tiger ở mọi khoảng cách. Nguồn ảnh: Linkedin.

Một chiếc Cromwell bị hạ gục gãy nòng. Chiến trường Châu Âu rộng lớn với những thảo nguyên trống trải chính là mảnh đất "màu mỡ" để Tiger săn các loại xe tăng đối phương ở khoảng cách xa với hệ thống ngắm cực kỳ chính xác trên khẩu súng chính của nó. Nguồn ảnh: Pinterest.

Một gương mặt quen thuộc khác ở mặt trận phía tây đó là M4A4, Tiger có thể bắn xuyên giáp mặt của M4A4 ở khoảng cách lên tới 1800 mét trong khi đó khẩu 75mm trên chiếc xe tăng Mỹ này cũng cùng chung số phận với chiếc Cromwell, nghĩa là không thể xuyên ở bất cứ khoảng cách nào. Nguồn ảnh: Shadock.

Ở phiên bản M4A4 nâng cấp sử dụng nòng 76 mm chiếc M4A4 vẫn cần tiếp cận ở khoảng cách dưới 700 mét mới có đôi chút cơ hội xuyên được qua lớp giáp mặt của Tiger, tuy nhiên di chuyển một quãng đường dài 1 km trước mặt chiếc Tiger (từ khoảng cách có thể bị hạ gục 1800 mét xuống còn 700 mét) rõ ràng là một nhiệm vụ... cảm tử. Nguồn ảnh: Worldwar.

Mẫu xe tăng huyền thoại của người Liên Xô, chiếc T-34/85 có thể bị Tiger hạ gục ở khoảng cách 1400 mét, còn khẩu súng 85 mm trên chiếc T-34 cải tiến này cần vào khoảng cách dưới 500 mét để có thể hạ gục được Tiger. Mẫu T-34 sử dụng nòng pháo 76 mm hoàn toàn không có bất cứ cơ hội nào khi đối đầu với Tiger. Nguồn ảnh: Warthunder.

Tuy nhiên với trọng lượng nhẹ và tốc độ cao thêm vào đó là khả năng cơ động vượt địa hình và sử dụng chiến thuật "bầy sói" với số lượng luôn áp đảo những người Liên Xô sẵn sàng đánh đổi vài 3 chiếc T-34 để những chiếc còn lại có cơ hội áp sát, bắn ngang hông hoặc hạ gục cơn ác mộng Tiger từ phía sau. Nguồn ảnh: Tanks.

Mặc dù là một cỗ xe tăng hạng nặng khá thành công nhưng do chi phí quá đắt đỏ (1 chiếc Tiger có giá thành cao bằng... 7 chiếc T-34) nên chỉ có chưa đầy 2.000 chiếc Tiger I và Tiger II được chế tạo để đối đầu với 23.000 chiếc T-34 của Liên Xô ở mặt trận phía Đông Âu. Ở mặt trận phía Tây Âu, cỗ xe tăng Đức hoàn toàn làm chủ chiến trường và giành ưu thế tuyệt đối trước xe tăng của người Mỹ và Anh, tuy nhiên phần lớn lực lượng thiết giáp ở phía Tây về cuối cuộc chiến đều phải rút về phía Đông để đối đầu với người Nga. Nguồn ảnh: Deviantart.

Có thể nói, Tiger là một tuyệt tác, câu trả lời cho nỗi ám ảnh về những cỗ xe tăng hạng nặng của Hitler. Tuy nhiên nó ra đời hơi muộn, có chi phí quá đắt đỏ, chưa kể việc khó bảo dưỡng và đặc biệt là số lượng quá ít khi nếu phải so sánh với những mẫu T-34 được người Liên Xô cho xuất xưởng liên tục vào thời đó thì rõ ràng chiếc Tiger phải chịu lép vế hoàn toàn. Nguồn ảnh: Tankhunter.

Tuấn Anh (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-quan-dong-minh-phai-chet-khiep-xe-tang-tiger-801604.html