Tại sao Mỹ không đưa F-15 lên tàu sân bay làm tiêm kích hạm?

Tiêm kích F-15 là chiến đấu cơ hạng nặng nổi tiếng của Mỹ, có đủ các phiên bản chiếm ưu thế trên không và tiến công mặt đất; nhưng tại sao, F-15 lại không có phiên bản hoạt động trên tàu sân bay?

Quay trở lại thập niên 1980 và 1990, hai loại chiến đấu cơ hạng nặng, biểu tượng cho sức mạnh không quân của Quân đội Mỹ. Không quân có tiêm kích F-15 Eagle mạnh mẽ; Hải quân đã có F-14 Tomcat "cánh cụp - cánh xòe" tinh vi, có sức mạnh không kém.

Quay trở lại thập niên 1980 và 1990, hai loại chiến đấu cơ hạng nặng, biểu tượng cho sức mạnh không quân của Quân đội Mỹ. Không quân có tiêm kích F-15 Eagle mạnh mẽ; Hải quân đã có F-14 Tomcat "cánh cụp - cánh xòe" tinh vi, có sức mạnh không kém.

Trong một thời gian, Hải quân Mỹ đã thực sự cầu thị, khi muốn có phiên bản F-15N hoạt động trên tàu sân bay. Phiên bản F-15N còn được gọi là "Đại bàng biển (Sea Eagle)", được công ty McDonnell Douglas đề xuất vào năm 1971; khi F-15 mới ở trong giai đoạn tiền phát triển.

Trong một thời gian, Hải quân Mỹ đã thực sự cầu thị, khi muốn có phiên bản F-15N hoạt động trên tàu sân bay. Phiên bản F-15N còn được gọi là "Đại bàng biển (Sea Eagle)", được công ty McDonnell Douglas đề xuất vào năm 1971; khi F-15 mới ở trong giai đoạn tiền phát triển.

Tiêm kích hạm F-15N đã có một số sửa đổi, chẳng hạn như cánh chính có thể gấp và càng hạ cánh vững chắc hơn. Theo quan điểm của McDonnell Douglas, do tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tuyệt vời và khả năng quan sát tốt, F-15 có thể dễ dàng biến thành tiêm kích hạm với những tính năng ưu việt.

Tiêm kích hạm F-15N đã có một số sửa đổi, chẳng hạn như cánh chính có thể gấp và càng hạ cánh vững chắc hơn. Theo quan điểm của McDonnell Douglas, do tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tuyệt vời và khả năng quan sát tốt, F-15 có thể dễ dàng biến thành tiêm kích hạm với những tính năng ưu việt.

Đầu những năm 1970 là thời điểm thuận lợi để McDonnell Douglas (hiện đã được Boeing mua lại) chào sân F-15N. Mặc dù khi đó tiêm kích hạm F-14, đã được triển biên chế vào năm 1974, nhưng đang vướng rắc rối vì những động cơ Pratt & Whitney TF30 kém hiệu quả.

Đầu những năm 1970 là thời điểm thuận lợi để McDonnell Douglas (hiện đã được Boeing mua lại) chào sân F-15N. Mặc dù khi đó tiêm kích hạm F-14, đã được triển biên chế vào năm 1974, nhưng đang vướng rắc rối vì những động cơ Pratt & Whitney TF30 kém hiệu quả.

F-15N có lẽ sẽ nhanh hơn và cơ động hơn F-14, và giá cũng rẻ hơn (giá một chiếc F-14 là 38 triệu USD, thì chiếc F-15A giành cho Không quân chỉ có giá 28 triệu USD). Mặc dù những sửa đổi, để F-15 có thể hoạt động được trên tàu sân bay, khiến chiến đấu cơ F-15N Sea Eagle nặng hơn 1.360 kg, so với phiên bản F-15A.

F-15N có lẽ sẽ nhanh hơn và cơ động hơn F-14, và giá cũng rẻ hơn (giá một chiếc F-14 là 38 triệu USD, thì chiếc F-15A giành cho Không quân chỉ có giá 28 triệu USD). Mặc dù những sửa đổi, để F-15 có thể hoạt động được trên tàu sân bay, khiến chiến đấu cơ F-15N Sea Eagle nặng hơn 1.360 kg, so với phiên bản F-15A.

Về vũ khí, thiết kế ban đầu của F-15N chỉ được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn Sidewinder và tầm trung Sparrow, cùng một pháo hàng không. Vũ khí mà F-15N không có là tên lửa tầm siêu xa AIM-54 Phoenix, loại vũ khí mà Hải quân tin tưởng sẽ đánh chặn tốt các máy bay ném bom của Liên Xô, trước khi chúng có thể tấn công hạm đội.

Về vũ khí, thiết kế ban đầu của F-15N chỉ được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn Sidewinder và tầm trung Sparrow, cùng một pháo hàng không. Vũ khí mà F-15N không có là tên lửa tầm siêu xa AIM-54 Phoenix, loại vũ khí mà Hải quân tin tưởng sẽ đánh chặn tốt các máy bay ném bom của Liên Xô, trước khi chúng có thể tấn công hạm đội.

Một nghiên cứu về máy bay chiến đấu của Hải quân đã đưa ra một thông tin khác: Nếu F-15N được trang bị tên lửa AIM-54 và radar tầm xa AN/ AWG-9 (loại radar chuyên dùng với tên lửa AIM-54), thì F-15N sẽ nặng hơn F-15A đến 4.500 kg. Như vậy F-15N sẽ không mang lại bất kỳ lợi thế nào về hiệu suất, so với F-14 Tomcat.

Một nghiên cứu về máy bay chiến đấu của Hải quân đã đưa ra một thông tin khác: Nếu F-15N được trang bị tên lửa AIM-54 và radar tầm xa AN/ AWG-9 (loại radar chuyên dùng với tên lửa AIM-54), thì F-15N sẽ nặng hơn F-15A đến 4.500 kg. Như vậy F-15N sẽ không mang lại bất kỳ lợi thế nào về hiệu suất, so với F-14 Tomcat.

McDonnell Douglas và nhà sản xuất tên lửa Phoenix Hughes đã phản công bằng phiên bản F-15N-PHX, khi họ vẫn giữ tên lửa AIM-54 Phoenix, nhưng loại bỏ radar AN/AWG-9 để chuyển sang phiên bản nâng cao của radar AN/ APG-63, trang bị trên F-15A của Lực lượng Không quân.

McDonnell Douglas và nhà sản xuất tên lửa Phoenix Hughes đã phản công bằng phiên bản F-15N-PHX, khi họ vẫn giữ tên lửa AIM-54 Phoenix, nhưng loại bỏ radar AN/AWG-9 để chuyển sang phiên bản nâng cao của radar AN/ APG-63, trang bị trên F-15A của Lực lượng Không quân.

Một Tiểu ban của Thượng viện Mỹ bắt đầu kiểm tra phiên bản F-15 giành cho hải quân vào tháng 3/1973. Tại thời điểm này, chương trình F-14 đang gặp khó khăn và Tiểu ban này muốn xem xét các giải pháp thay thế khả thi; cụ thể là bỏ F-14, để tìm loại tiêm kích hạm có chi phí thấp hơn.

Một Tiểu ban của Thượng viện Mỹ bắt đầu kiểm tra phiên bản F-15 giành cho hải quân vào tháng 3/1973. Tại thời điểm này, chương trình F-14 đang gặp khó khăn và Tiểu ban này muốn xem xét các giải pháp thay thế khả thi; cụ thể là bỏ F-14, để tìm loại tiêm kích hạm có chi phí thấp hơn.

Cuối cùng, Hải quân đã mắc kẹt với F-14 Tomcat, và Hải quân Mỹ vẫn phải tiếp tục phát triển một phiên bản tiêm kích hạm nhẹ hơn. Chính điều này đã dẫn đến việc thành lập "Nhóm nghiên cứu máy bay chiến đấu IV", và kết quả là chiếc F/A-18A đã được ra đời.

Cuối cùng, Hải quân đã mắc kẹt với F-14 Tomcat, và Hải quân Mỹ vẫn phải tiếp tục phát triển một phiên bản tiêm kích hạm nhẹ hơn. Chính điều này đã dẫn đến việc thành lập "Nhóm nghiên cứu máy bay chiến đấu IV", và kết quả là chiếc F/A-18A đã được ra đời.

Vậy có phải F-15N Sea Eagle là một khái niệm khả thi? Vấn đề này hiện chúng ta đang thấy với hoàn cảnh chiếc F-35. Một chiếc máy bay phải phục vụ nhiều mục đích của nhiều chủ khác nhau, thì chắc chắn phải hy sinh hiệu suất ở một số lĩnh vực (thực tế F-14 ra đời sau nỗ lực từ chối của Hải quân Mỹ, khi không chấp nhận phiên bản F-111 của Không quân).

Vậy có phải F-15N Sea Eagle là một khái niệm khả thi? Vấn đề này hiện chúng ta đang thấy với hoàn cảnh chiếc F-35. Một chiếc máy bay phải phục vụ nhiều mục đích của nhiều chủ khác nhau, thì chắc chắn phải hy sinh hiệu suất ở một số lĩnh vực (thực tế F-14 ra đời sau nỗ lực từ chối của Hải quân Mỹ, khi không chấp nhận phiên bản F-111 của Không quân).

Do vậy để biến F-15 thành máy bay đánh chặn trên tàu sân bay như F-14, sẽ cần nhiều thay đổi về thiết kế, đến mức loại "máy bay lai", có lẽ sẽ thua kém phiên bản gốc F-15A của Không quân, hoặc tiêm kích hạm F-14 đã được Hải quân lựa chọn.

Do vậy để biến F-15 thành máy bay đánh chặn trên tàu sân bay như F-14, sẽ cần nhiều thay đổi về thiết kế, đến mức loại "máy bay lai", có lẽ sẽ thua kém phiên bản gốc F-15A của Không quân, hoặc tiêm kích hạm F-14 đã được Hải quân lựa chọn.

Nhưng vấn đề mua sắm của các quân chủng trong Quân đội Mỹ không hề đơn giản, khi Không quân và Hải quân luôn có những yêu cầu khác nhau. Vào những năm 1970, Không quân Mỹ muốn có một máy bay không chiến mạnh mẽ, cơ động cao để thay thế những chiếc F-4 Phantom của họ. Nhưng trớ trêu, Không quân Mỹ đã có lúc coi F-14 là sự thay thế cho máy bay đánh chặn F-106.

Nhưng vấn đề mua sắm của các quân chủng trong Quân đội Mỹ không hề đơn giản, khi Không quân và Hải quân luôn có những yêu cầu khác nhau. Vào những năm 1970, Không quân Mỹ muốn có một máy bay không chiến mạnh mẽ, cơ động cao để thay thế những chiếc F-4 Phantom của họ. Nhưng trớ trêu, Không quân Mỹ đã có lúc coi F-14 là sự thay thế cho máy bay đánh chặn F-106.

Hải quân Mỹ cần một máy bay đánh chặn, có radar công suất cao, cùng tên lửa không đối không tầm xa, để có thể ngăn chặn từ xa các máy bay ném bom và tên lửa chống hạm của Liên Xô. Nhưng việc cố gắng sử dụng cùng một loại máy bay, cho các nhiệm vụ khác nhau, có nghĩa là một sửa đổi luẩn quẩn đến mức khó nhận ra.

Hải quân Mỹ cần một máy bay đánh chặn, có radar công suất cao, cùng tên lửa không đối không tầm xa, để có thể ngăn chặn từ xa các máy bay ném bom và tên lửa chống hạm của Liên Xô. Nhưng việc cố gắng sử dụng cùng một loại máy bay, cho các nhiệm vụ khác nhau, có nghĩa là một sửa đổi luẩn quẩn đến mức khó nhận ra.

Và tất nhiên là có cả yếu tố chính trị. Không quân và Hải quân sẽ chỉ mua máy bay của nhau, nếu các chính trị gia buộc họ phải làm như vậy. F-15N Sea Eagle có lẽ không phải là một ý tưởng hay khi bắt đầu, nhưng nó chắc chắn sẽ bị diệt vong, nếu không có "chống lưng" đắc lực trong Lầu Năm Góc hoặc Nhà Trắng.

Và tất nhiên là có cả yếu tố chính trị. Không quân và Hải quân sẽ chỉ mua máy bay của nhau, nếu các chính trị gia buộc họ phải làm như vậy. F-15N Sea Eagle có lẽ không phải là một ý tưởng hay khi bắt đầu, nhưng nó chắc chắn sẽ bị diệt vong, nếu không có "chống lưng" đắc lực trong Lầu Năm Góc hoặc Nhà Trắng.

Và kết quả là "nước sông không phạm nước giếng", khi cả Không quân và Hải quân Mỹ, có những máy bay chiến đấu chủ lực riêng như ý muốn. Nhưng điều này đã làm tiêu tốn nhiều nguồn lực phát triển của Mỹ và khó khăn hơn khi, hai bên chiến đấu hợp đồng quân binh chủng với nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.

Và kết quả là "nước sông không phạm nước giếng", khi cả Không quân và Hải quân Mỹ, có những máy bay chiến đấu chủ lực riêng như ý muốn. Nhưng điều này đã làm tiêu tốn nhiều nguồn lực phát triển của Mỹ và khó khăn hơn khi, hai bên chiến đấu hợp đồng quân binh chủng với nhau. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiêm kích hạng nặng F-15 tới nay vẫn còn rất nhiều "đất diễn" và khả năng nâng cấp thêm trong tương lai, tuy nhiên tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ dường như đã nâng cấp "kịch tầm". Nguồn: USAF.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-my-khong-dua-f-15-len-tau-san-bay-lam-tiem-kich-ham-1539942.html