Tai họa có đến với bà Clinton, nếu đắc cử tổng thống?

Liệu ứng viên Hillary Clinton có giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8/11 sau vụ bê bối thư điện tử? Câu trả lời vẫn là có thể.

Thế nhưng, liệu tân Tổng thống Hillary Clinton có thể điều hành ổn thỏa chính quyền Mỹ sắp tới? Câu trả lời lại hoàn toàn khác.

Hillary Clinton vừa là nạn nhân, vừa là đồng tác giả của sự đau khổ do chính bà gây ra. Ảnh starschanges.com

Nếu phe Dân chủ không chiếm đa số tại Thượng viện, cơ hội để thông qua bất cứ điều gì của bà Clinton trên cương vị Tổng thống Mỹ sẽ giảm sút đáng kể. Nhiều khả năng, phe Cộng hòa vẫn sẽ nắm quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ.

Hillary Clinton: Chính khách bị điều tra nhiều nhất trong lịch sử Mỹ

Nếu ứng viên tổng thống Hillary Clinton giành chiến thắng với một cách sít sao, điều này dễ bị đối thủ Donald Trump kích động làn sóng bất bình về “một cuộc bầu cử tổng thống bị đánh cắp”.

Điều này cũng sẽ cung cấp cho Donald Trump một đòn bẩy để gây sức ép lên đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ. Nếu những người ủng hộ cấp cơ sở của ông Trump trở nên tức giận, thì các nhà lập pháp đảng Cộng hòa sẽ lĩnh đủ.

Hầu hết các cử tri ủng hộ Donald Trump cho rằng bà Hillary Clinton không trung thực và... tham nhũng.

Trước khi bước vào Nhà Trắng lần thứ hai, bà Hillary Clinton vốn là một chính khách bị điều tra nhiều nhất trong lịch sử Mỹ. Ngay cả ông chồng “đào hoa” của bà là cựu Tổng thống Bill Clinton cũng không phải đối mặt với nhiều cuộc điều tra này và trát triệu tập đến như vậy.

Nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 8/11, bà Hillary Clinton sẽ phải đối mặt với các cuộc điều tra và trát gọi nhiều hơn nữa. Với sự giúp đỡ của WikiLeaks, phe Cộng hòa sẽ có đủ “đạn dược” để mở ra các cuộc điều tra mới. Đối với các nhà lập pháp Cộng hòa đầy tham vọng, việc dìm bà Clinton xuống bùn đen chính là một con đường chắc chắn để trở thành “người hùng” trong con mắt công chúng Mỹ.

Quĩ Clinton và các nhà quyên góp đáng ngờ

Thật trớ trêu, đồng minh bất đắc dĩ của họ lại là bà Clinton.

Bà này vẫn chưa cam kết sẽ cắt đứt quan hệ với Quĩ Clinton, nếu được bầu làm Tổng thống Mỹ. Vào thời điểm này, có kế hoạch để cho con gái bà là Chelsea tiếp nhận quĩ gia đình và điều hành nó trên cơ sở hàng ngày.

Quỹ Clinton đã nhận hàng tỷ đô la từ các chính phủ, các công ty và các cá nhân giàu có – trong đó có một số nhà quyên góp rất đáng ngờ.

Đối với kẻ thù của bà Clinton, quĩ này quả là một cái mỏ rất dồi dào về những vụ bê bối.

Chính phủ các nước như Qatar và Morocco đã chuyển tiền vào Quĩ Clinton, chứ không phải là Liên Hợp Quốc hoặc Quĩ Melinda & Bill Gates, vì một lý do. Theo quan điểm của các nhà quyên góp, quĩ này cung cấp quyền truy cập và gây ảnh hưởng đối với cựu Tổng thống Bill Clinton. Ông Bill Clinton và bà vợ đã nhận được các khoản thù lao không lồ cho các buổi diễn thuyết từ một số các thực thể giống nhau.

Thực ra, Hillary Clinton vừa là nạn nhân, vừa là đồng tác giả của sự đau khổ của chính bà.

Mỗi lần bà Clinton ra một quyết định liên quan đến một nhà tài trợ cũ của Quỹ Clinton, sẽ xảy ra xung đột nhận thức về lợi ích. Điều đó cũng đúng với các đối tượng đã nộp lệ phí cho các cuộc diễn thuyết của ông hoặc bà Clinton. Các cuộc xung đột tiềm năng này sẽ không chỉ cung cấp “đạn dược” cho phe Cộng hòa.

Nếu bà Clinton bổ nhiệm hoặc bác bỏ một nhà điều phối ủng hộ hoặc chống đối Goldman Sachs, liệu cánh tả trong đảng Dân chủ có tin tưởng là bà công tâm? Nếu bà chấp thuận bán một khối lượng vũ khí khổng lồ cho một quốc gia vùng Vịnh, liệu hợp đồng này có được thực hiện theo đúng mệnh giá?

Sẽ là chưa muộn để bà Hillary rời bỏ Quĩ Clinton. Càng để lâu, bà càng khó rời bỏ quĩ này. Việc cắt đứt quan hệ với Quĩ Clinton không hề liên quan đến niềm tự hào của ông chồng (Bill Clinton) hay tương lai của cô con gái (Chelsea), mà liên quan đến khả năng cai trị nước Mỹ của bà Hillary Clinton.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi/tai-hoa-se-bat-dau-neu-ba-clinton-dac-cu-tong-thong-my-777215.html