Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa và những người không nên dùng

Chó đẻ răng cưa là một loại cây thảo dược quý được nhiều người biết đến, dưới đây là những tác dụng của cây chó đẻ răng cưa và những người không nên dùng.

Từ lâu cây chó đẻ răng cưa được biết đến là một loại thảo dược quý. Tuy mang lại những lợi ích tốt với sức khỏe nhưng khi sử dụng chó đẻ răng cưa cần phải hết sức thận trọng. Dưới đây là tác dụng của cây chó đẻ răng cưa và những người không nên dùng.

Tác dụng của cây chó đẻ răng cưa

Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cây chó đẻ răng cưa từ lâu được người dân dùng làm thuốc chữa bệnh rất hiệu quả như viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, viêm ruột tiêu chảy và phù thũng.

Chó đẻ răng cưa là một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền

Dưới đây là một số bài thuốc có cây chó đẻ răng cưa:

Tiêu độc

Bài 1: Trị nhọt độc sưng đau

Diệp hạ châu: 1 nắm

Một ít muối ăn

Cách làm: Giã hoặc nghiền nát với ít muối, ép nước uống, bã đắp vào chỗ đau.

Bài 2: Trị lở loét không liền miệng.

Diệp hạ châu: 1 nắm

Đinh hương: 1 nắm

Lá thồm lồm: 1 nắm

Cách làm: Tất cả đem giã nát, đắp vào chỗ đau.

Thanh can lợi mật

Diệp hạ châu: 24g

Nhân trần: 12g

Hạ khô thảo: 12g

Sơn Chi tử: 8g

Sài hồ: 12g

Cách làm: Sắc uống và uống liên tục 3 tháng.

Trị viêm gan vàng da, viêm ruột tiêu chảy

Diệp hạ châu: 32g

Mã đề thảo: 24g

Sơn chi tử: 12g

Cách làm: Sắc uống

Chữa viêm gan virus

Diệp hạ châu: 16g

Bồ Bồ: 16g

Thổ phục linh: 12g

Vỏ bưởi khô: 06g

Vỏ cây đại: 08g

Sơn chi tử: 12g

Tích tuyết thảo: 12g

Rễ đinh lăng: 12g

Hậu phác: 08g

Cách làm: Sắc uống

Thông huyết, hoạt huyết

Bài 1: Vết thương ứ máu

Lá Diệp hạ châu: 1 nắm

Bột đại hoàng: 8g

Mần tưới 1 nắm

Cách làm: Tất cả đem giã nhỏ, thêm Đồng tiện, vắt lấy nước uống; bã đắp vết thương.

Bài 2: Vết thương khi bị thương hay chảy máu

Giã nhỏ một nắm lá diệp châu, thêm ít vôi tôi và đắp lên miệng vết thương khi bị thương hay chảy máu.

Chữa sốt rét

Bài 1: Chữa sốt rét

Lá diệp châu: 8g

Thường sơn: 12g

Thảo quả: 10g

Binh lang: 4g

Ô mai: 4g

Dây gân: 10g

Dây cóc: 4g

Lá mãng cầu tươi: 4g

Dạ giao đăng: 10g

Cách làm: Sắc uống trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ.

Bài 2: Chữa sốt rét và nhiễm độc nổi mẩn mụn do nhiệt

Diệp hạ châu: 12g

Cam thảo đất: 12g

Cách làm: Sắc uống hàng ngày.

Bài 3: Điều trị sốt rét

Diệp hạ châu: 10g

Xuyên tâm liên: 10g

Cỏ nhọ nồi: 20g

Cách làm: Các vị tán thành bột. Uống 4-6g/lần, 3 lần/ngày trong điều trị sốt rét.

Những người không nên sử dụng cây chó đẻ răng cưa

Chó đẻ răng cưa là vị thuốc an toàn, gần gũi và hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng bài thuốc này cũng cần lưu ý một số điểm sau:

- Không dùng cây chó đẻ răng cưa với liều lượng lớn khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

- Phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ không dùng bất kỳ bài thuốc nào chứa thành phần cây chó đẻ.

- Không chỉ định dùng cây chó đẻ với số lượng lớn và trong thời gian dài cho những bệnh nhân ở thể hàn. Cây chó đẻ khi vào cơ thể sẽ làm thể bệnh ngày càng nặng hơn, ức chế sự sinh nhiệt của cơ thể, từ đó sinh ra bệnh tật.

Trên đây là những thông tin giải đáp về tác dụng của cây chó đẻ răng cưa và những người không nên sử dụng cây chó đẻ răng cưa. Các chuyên gia khuyên rằng, trước khi sử dụng nước chó đẻ răng cưa cần hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, không tự ý sử dụng nước chó đẻ răng cưa chữa bệnh. Ngoài ra không nên uống nước chó đẻ răng cưa trong thời gian dài khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Thanh Thanh

Nguồn VTC: https://vtc.vn/tac-dung-cua-cay-cho-de-rang-cua-va-nhung-nguoi-khong-nen-dung-ar815818.html