Sự thật về thừa cân và béo phì

Không chỉ được coi là vấn đề ở các quốc gia có thu nhập cao, thừa cân và béo phì còn đang gia tăng ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở các khu vực thành thị. Ở Châu Phi, số trẻ em thừa cân hoặc béo phì đã tăng gần gấp đôi từ 5,4 triệu trong năm 1990 lên 10,6 triệu trong những năm gần đây. Gần một nửa số trẻ dưới 5 tuổi bị thừa cân hoặc béo phì sống ở Châu Á.

Thừa cân và béo phì liên quan đến nhiều ca tử vong trên toàn thế giới hơn là thiếu cân. Có nhiều người bị béo phì hơn so với thiếu cân trên thế giới– Nó diễn ra ở mọi vùng lãnh thổ, ngoại trừ một phần của vùng hạ Sahara ở châu Phi và châu Á.

Thực phẩm ít năng lượng giảm nguy cơ béo phì

Nguyên nhân gây béo phì và thừa cân

Nguyên nhân cơ bản của béo phì và thừa cân là sự mất cân bằng năng lượng giữa lượng calo hấp thụ và lượng calo tiêu thụ. Việc tăng lượng thức ăn giàu năng lượng có hàm lượng chất béo cao là một nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì. Hơn nữa,việc không hoạt động thể chất do tính chất ngày càng ít đi của nhiều loại công việc cũng như thay đổi phương thức vận chuyển và đô thị hóa ngày càng tăng lên cũng góp phần phát triển tỷ lệ mắc bệnh thừa cân, béo phì trên toàn thế giới.

Những thay đổi phương thức ăn uống và hoạt độngthể chấtthường là hệ luỵcủa những thay đổi môi trường và xã hội gắn với phát triển quá nhanh và thiếu các chính sách hỗ trợ trong các lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, giao thông vận tải, quy hoạch đô thị, môi trường, chế biến thực phẩm, phân phối, tiếp thị và giáo dục.

Mẹo tránh ‘khô vùng kín’ giúp đời sống vợ chồng thăng hoa

Phát hiện thảo dược "Đặc trị" Đờm, Ho, Hen suyễn, COPD lâu năm

Hậu quả sức khỏe chung của thừa cân và béo phì

Chỉ sốBMI tăng là yếu tố nguy cơ chính gây nên các bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong năm 2012, ví dụ như các bệnh về tim mạch và đột quỵ, bệnh tiểu đường, rối loạn cơ xương (đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp - một bệnh thoái hóa rất cao của khớp), một số bệnh ung thư (nội mạc tử cung, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, gan, túi mật, thận và đại tràng).

Bệnh béo phì ở trẻ em có liên quan đến những nguy cơ cao do béo phì gây tử vong sớm và tàn tật ở tuổi trưởng thành. Ngoài việc gia tăng nguy cơ trong tương lai như kể trên, trẻ em béo phì còn bị khó thở, tăng nguy cơ gãy xương, cao huyết áp, có dấu hiệu sớm của bệnh tim mạch, kháng insulin và tác động xấu đến tâm lý. Nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật gấp đôi.

Hạn chế ăn các thực phẩm giàu năng lượng

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho thực đơn bữa ăn và hoạt động thể chất thường xuyên là cách dễ dàng nhất, dễ tiếp cận nhất, có sẵn và chi phí phải chăng mà vẫn đem lại hiệu quả trong việc phòng tránh thừa cân và béo phì.

Với mỗi cá nhân, việc hạn chế lượng năng lượng hấpthu từ chất béo và đường trong thực phẩm là cần thiết, đồng thời tăng tiêu thụ trái cây và rau củ cũng như các loại họ đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Tham gia vào hoạt động thể dục thường xuyên (60 phút mỗi ngày cho trẻ em và 150 phút cho người lớn).

Về phía chính phủ, để khuyến khích và tạo môi trường ăn uống cũng như hoạt động thể chất lành mạnh, cần thiết phải đưa ra những tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện truyền thông về chế độ dinh dưỡng, giảm hàm lượng chất béo, đường và muối trong thực phẩm chế biến sẵn, ổn định và trợ giá cho các thực phẩm lành mạnh, hạn chế tiếp thị thực phẩm có hàm lượng đường, muối và chất béo cao, đặc biệt là các loại thực phẩm dành cho trẻ em và thanh thiếu niên, hỗ trợ tập luyện thể dục thường xuyên tại nơi làm việc.

WHO cũng đã phát triển "Kế hoạch hành động toàn cầu về ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh không lây giai đoạn 2013-2020". Các “Kế hoạch hành động toàn cầu” sẽ góp phần vào việc giảm 25% tỷ lệ tử vong sớm do bệnh không lây nhiễm vào năm 2025 và ngăn chặn béo phì toàn cầu.

Mai Nguyễn

((Theo WHO))

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/su-that-ve-thua-can-va-beo-phi-n134410.html