Sự gắn kết thiêng liêng của tình mẫu tử

Ngay sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một số hormone giúp họ cảm thấy gắn bó với đứa con mới sinh. Sự gắn kết này sẽ giúp ích cho người mẹ trong quá trình nuôi con.

Sự gắn kết giữa mẹ và con tồn tại từ trước khi đứa bé ra đời nhờ những cơ chế tự nhiên của cơ thể. Ảnh: SK&ĐS.

Trong điều kiện lý tưởng, người mẹ này nên bộc lộ những cảm xúc cần thiết, và sự thấu hiểu cho những nhu cầu của đứa trẻ. Nếu người mẹ không có trái tim giàu yêu thương sẽ ngăn cản quá trình nhận biết và phát triển cảm xúc của con trẻ, họ sẽ không muốn đứa trẻ học hỏi từ những người khác điều mà họ còn thiếu sót.

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em có một khả năng đáng kinh ngạc trong việc tận dụng những “nuôi dưỡng” (sự kích thích) cảm xúc nhỏ nhất xung quanh nó.

Tôi hiểu khả năng tự cảm nhận lành mạnh là sự khẳng định chắc chắn rằng những cảm xúc và nhu cầu mà mỗi người có được là một phần trong con người họ. Những cảm xúc và nhu cầu này không chỉ có được trong quá trình suy ngẫm, cảm nhận, mà nó luôn có sẵn ở đó, giống như nhịp đập của trái tim mỗi người, thứ mà nhiều khi ta không để ý tới, nhưng nó vẫn tồn tại ở đó và hoạt động bình thường.

Sự kết nối tự động và tự nhiên với những cảm xúc và nhu cầu riêng của một người sẽ tiếp thêm cho anh ta sức mạnh và sự tự tin. Đứa trẻ có thể nhận biết những cảm xúc của mình, bao gồm sự buồn rầu, tuyệt vọng hoặc nhu cầu được giúp đỡ, mà không cảm thấy sợ hãi rằng điều đó sẽ khiến người mẹ bất an.

Đứa trẻ sẽ cho phép bản thân sợ hãi khi thấy mình bị đe dọa, tức giận khi những mong muốn cá nhân không được đáp ứng. Đứa trẻ không chỉ biết nó muốn gì, mà còn biết cách để thể hiện những mong muốn của bản thân, mặc cho nó có thể được yêu quý, hoặc bị ghét bỏ vì điều đó.

Nếu một người phụ nữ muốn dạy con tất cả những gì nó cần, thì ngay từ khi lọt lòng không nên rời xa đứa bé. Vì các hormone phát triển và nuôi dưỡng bản năng làm mẹ của người phụ nữ được tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài một khoảng thời gian nữa, cho đến khi người mẹ quen dần với đứa bé.

Cuốn sách Bi kịch của đứa trẻ tài năng. Ảnh: Quỳnh Anh.

Cách đây không lâu, trong một số bệnh viện phụ sản đã tách đứa trẻ sơ sinh ra khỏi mẹ ngay sau khi sinh để tiện chăm sóc, cho cả hai. Họ làm như vậy vì không hiểu cơ chế hoạt động của các hormone liên quan đến việc phát triển và nuôi dưỡng bản năng làm mẹ. Khi em bé bị tách khỏi mẹ, cả hai đã bỏ qua cơ hội tuyệt vời để gắn kết.

Sự gắn kết (thông qua làn da và ánh mắt) giữa người mẹ và đứa trẻ kích thích ở cả hai một cảm giác họ thuộc về nhau, một cảm giác hợp nhất giữa hai cá thể đã xuất hiện từ khi người mẹ thụ thai. Đứa trẻ sẽ có cảm giác an toàn mà nó cần để tin tưởng người mẹ, và người mẹ sẽ thấy yên lòng vì bản năng có thể giúp cô hiểu và đáp lại những thông điệp của đứa trẻ.

Sự gắn kết ban đầu bằng những cơ chế tự nhiên từ hai phía này sẽ không bao giờ được hình thành thêm lần nữa. Việc thiếu nó sẽ tạo nên chướng ngại cho quá trình nuôi dưỡng và giáo dục đứa trẻ về sau.

Gần đây, khoa học mới chứng minh được tầm quan trọng không thể thiếu được của sự gắn kết ban đầu này. Tôi hy vọng các bác sĩ phụ sản sẽ lưu tâm sâu sắc về vấn đề này, để các nhà hộ sinh nhỏ và các bệnh viện lớn đều tạo cơ hội cho người mẹ và đứa trẻ tiếp xúc với nhau ngay sau khi sinh. Để mọi em bé đều có cơ hội phát triển lành mạnh.

Một người phụ nữ cảm nhận rõ ràng được sự gắn kết đối với con mình sẽ hạn chế những hành vi ứng xử sai lầm với nó, và biết cách bảo vệ đứa trẻ tốt hơn trước sự ứng xử chưa phù hợp của người cha hoặc những người quen khác trong khi chăm sóc đứa bé, như thầy cô hay người trông trẻ chẳng hạn.

[…]

Alice Miller/ Bách Việt Books

Nguồn Znews: https://znews.vn/su-gan-ket-thieng-lieng-cua-tinh-mau-tu-post1461160.html