Sông Đà cạn trơ đáy, người dân mạo hiểm tìm cổ vật nằm sâu dưới cát

Nước sông Đà cạn trơ đáy sau một thời gian dài hạn hán, để lộ bãi bồi giữa lòng sông khiến người dân đổ xô đi tìm... cổ vật.

Đêm 8/6, Phú Thọ được giải nhiệt bởi cơn mưa dông đầu mùa, nhưng mực nước sông Đà ở đây vẫn chưa được cải thiện. Dòng chảy của sông đã bị thu hẹp, để lại những cồn cát dài cả trăm mét. Những ngày sau đó, nhiều người dân ra sông Đà, đoạn qua xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy để tìm cổ vật…

Đêm 8/6, Phú Thọ được giải nhiệt bởi cơn mưa dông đầu mùa, nhưng mực nước sông Đà ở đây vẫn chưa được cải thiện. Dòng chảy của sông đã bị thu hẹp, để lại những cồn cát dài cả trăm mét. Những ngày sau đó, nhiều người dân ra sông Đà, đoạn qua xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy để tìm cổ vật…

Giữa lòng sông, nước rút xuống để lộ lên bãi bồi dài khoảng 600m. Tại đây, có khoảng chục người dân, từ già, trẻ, lớn, bé mạo hiểm đào bới, tìm cổ vật. Thi thoảng có tiếng reo lên tiếng chúc mừng nhau khi họ đào được thứ tự cho là cổ vật có giá trị.

Giữa lòng sông, nước rút xuống để lộ lên bãi bồi dài khoảng 600m. Tại đây, có khoảng chục người dân, từ già, trẻ, lớn, bé mạo hiểm đào bới, tìm cổ vật. Thi thoảng có tiếng reo lên tiếng chúc mừng nhau khi họ đào được thứ tự cho là cổ vật có giá trị.

Việc truy tìm cổ vật của người dân sống ven sông Đà được bắt đầu từ khoảng tháng 11/2022, khi những dòng sông bắt đầu vào mùa nước cạn. Khi ấy, một người dân vô tình nhìn thấy dấu vết của 22 chiếc vòng đá và 3 chiếc rìu đá, dài khoảng 30cm.

Việc truy tìm cổ vật của người dân sống ven sông Đà được bắt đầu từ khoảng tháng 11/2022, khi những dòng sông bắt đầu vào mùa nước cạn. Khi ấy, một người dân vô tình nhìn thấy dấu vết của 22 chiếc vòng đá và 3 chiếc rìu đá, dài khoảng 30cm.

Dùng hết sức để đưa khối gỗ phủ một màu đen tuyền của loại gỗ đã được ngâm lâu năm dưới nước, anh Phạm Ngọc Tuân chia sẻ: "Đây có vẻ là gỗ quý đấy, chắc cũng phải nằm dưới lòng sông này đến cả trăm năm rồi, chắc và nặng lắm. Từ bé lớn lên, đến nay 50 tuổi rồi, bây giờ tôi mới thấy sông Đà cạn trơ đáy đến như thế".

Dùng hết sức để đưa khối gỗ phủ một màu đen tuyền của loại gỗ đã được ngâm lâu năm dưới nước, anh Phạm Ngọc Tuân chia sẻ: "Đây có vẻ là gỗ quý đấy, chắc cũng phải nằm dưới lòng sông này đến cả trăm năm rồi, chắc và nặng lắm. Từ bé lớn lên, đến nay 50 tuổi rồi, bây giờ tôi mới thấy sông Đà cạn trơ đáy đến như thế".

"Hồi trước Tết, có người từ Tuyên Quang về đây, lặn xuống tìm được cả thanh kiếm đá, chắc giá trị cũng phải đến gần trăm triệu đồng chứ không ít. Họ đào mấy tháng nay cũng hết rồi, giờ chỉ còn sót lại những vật nhỏ thôi" - anh Tuân cho hay.

"Hồi trước Tết, có người từ Tuyên Quang về đây, lặn xuống tìm được cả thanh kiếm đá, chắc giá trị cũng phải đến gần trăm triệu đồng chứ không ít. Họ đào mấy tháng nay cũng hết rồi, giờ chỉ còn sót lại những vật nhỏ thôi" - anh Tuân cho hay.

Với hy vọng tìm được cổ vật có giá trị, mỗi khi nước sông Đà cạn người dân lại đến đây đào bới, tìm kiếm vận may...

Với hy vọng tìm được cổ vật có giá trị, mỗi khi nước sông Đà cạn người dân lại đến đây đào bới, tìm kiếm vận may...

Nhóm PV

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/song-da-can-tro-day-nguoi-dan-mao-hiem-tim-co-vat-nam-sau-duoi-cat-169230611114816092.htm