Số phận bi thảm của Bạch Long Mã trong Tây Du Ký 1986

Bạch Long Mã trong Tây du ký 1986 vốn là ngựa quân đội. Vì vậy, Bạch Long Mã ốm yếu sau khi đóng Tây du ký 1986 khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Tây du ký bản 1986 đã trở thành tác phẩm kinh điển của màn ảnh Trung Quốc. Các diễn viên tham gia trong phim đều là nhân vật huyền thoại trong tâm trí khán giả. Thậm chí, chú ngựa Bạch Long Mã cũng nổi tiếng một thời. Tuy nhiên, ít ai biết được số phận bi thảm của chú ngựa Bạch Long Mã - người bạn đồng hành trung thành của Đường Tăng.

Bạch Long Mã - Biểu tượng một thời.

Bạch Long Mã - Biểu tượng một thời.

Theo đó, năm 1980, đoàn phim Tây du ký do Dương Khiết làm tổng đạo diễn chuẩn bị để tiến hành chuyển thể một trong tứ đại danh tác văn học Trung Quốc lên màn ảnh. Ban đầu, đạo diễn Dương Khiết không coi trọng việc chọn chú ngựa đóng Bạch Long Mã, là thú cưỡi của Đường Tăng. Vào thời điểm đó không có khu nuôi dưỡng ngựa để phục vụ quay phim. Đạo diễn Dương Khiết dự định khi đi quay ở đâu sẽ tìm một chú ngựa lông trắng ở gần đó để quay.

Tuy nhiên, hiện thực khó khăn hơn những gì bà nghĩ. Các chú ngựa được tìm tới có màu lông không đủ trắng, nếu đoàn phim nhuộm lông cho chúng thì dễ gặp phải tình trạng bị phai màu khi trời mưa. Mặt khác, có chú ngựa được chọn khá già, không thể đảm bảo sức khỏe trong quá trình quay phim. Đa số những chú ngựa cũng ngang bướng, không hợp tác. Đặc biệt, những chú ngựa này thiếu "tiên khí", trong khi Bạch Long Mã vốn là Tam thái tử của Tây Hải long cung biến thành.

Nhắc đến Tây Du Ký, ai cũng nhớ đến Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh. Còn Bạch Long Mã thì sao?

Nhắc đến Tây Du Ký, ai cũng nhớ đến Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh. Còn Bạch Long Mã thì sao?

Cuối cùng, đạo diễn Dương Khiết đã tìm được chú ngựa ưng ý tại Mông Cổ. Tuy nhiên, đây là ngựa thuộc biên chế quân đội, có quân tịch. Sau nhiều lần năn nỉ, bà phải bỏ ra số tiền 800 NDT để mua lại chú ngựa và cởi bỏ quân tịch cho nó. Tiểu mã đã đồng hành cùng thầy trò Đường Tăng trên suốt hành trình gian nan về nơi đất Phật.

Chú ngựa được đặt tên là Tiểu Mã, sau này được gọi là Bạch Long Mã, đã hoàn thành xuất sắc vai diễn của mình. Nó thông minh, nghe lời, hợp tác tốt trong mỗi cảnh quay và góp phần tạo nên thành công vang dội cho Tây Du Ký.

Bộ phim Tây du ký 1986 sau khi phát sóng lập tức nhận được sự yêu mến của hàng triệu khán giả, giúp các nghệ sĩ nổi danh khắp châu Á. Tuy nhiên, tổng đạo diễn Dương Khiết lại là nhân vật hiếm hoi trong đoàn phim danh tiếng không được nâng cao. Theo QQ, do Dương Khiết tính cách thẳng thắn nên bà đắc tội với đài truyền hình và các diễn viên tham gia trong phim.

Về phần Bạch Long Mã, sau khi hoàn thành bộ phim, chú ngựa được đưa tới phim trường của đài truyền hình CCTV (Trung Quốc) tại Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc. Đạo diễn Dương Khiết đã nhờ các nhân viên chăm sóc chú ngựa cẩn thận. Song, nhân viên vườn thú ở đây đã đem Bạch Long Mã ra để phục vụ việc chụp ảnh cùng khách du lịch.

Chú ngựa Bạch Long Mã theo chân đoàn phim suốt 6 năm, nhưng sau đó bị bỏ rơi.

Chú ngựa Bạch Long Mã theo chân đoàn phim suốt 6 năm, nhưng sau đó bị bỏ rơi.

Sức khỏe Bạch Long Mã ngày càng suy yếu. Nó gầy gò, bẩn thỉu và mang nhiều vết thương. Đạo diễn Dương Khiết nhiều lần đến thăm và đề nghị cải thiện điều kiện sống cho chú ngựa nhưng không thành.

Do mức lương thấp và sự thờ ơ của mọi người, đạo diễn không thể giúp Bạch Long Mã có cuộc sống tốt hơn. Năm 1997, Bạch Long Mã qua đời trong bệnh tật, mang theo bao nuối tiếc cho những người yêu mến nó.

Tùng Lâm (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/so-phan-bi-tham-cua-bach-long-ma-trong-tay-du-ky-1986-a664376.html