[SG.Airshow] Heron 1: UAV quan sát tầm trung của Israel

Heron 1 cũng là mẫu máy bay không người lái (UAV) tầm trung (độ cao) đang được trưng bày tại triển lãm Singapore Airshow 2014 bên cạnh chiếc Hermes 450. So với Hermes thì chiếc Heron này to và nặng hơn rất nhiều nhưng bù lại nó mang được nhiều thiết bị hơn, thời gian bay lâu hơn (> 24 tiếng) và có thể trang bị cả vũ khí nếu muốn. Chiếc Heron 1 được phát triển bởi tập đoàn Israel Aerospace Industries (IAI) và đã từng bay liên tục được suốt 52 tiếng. Một số quốc gia có biên chế Heron 1 trong quân đội bao gồm Singapore, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Heron 1 cũng là mẫu máy bay không người lái ( UAV ) tầm trung (độ cao) đang được trưng bày tại triển lãm Singapore Airshow 2014 bên cạnh chiếc Hermes 450 . So với Hermes thì chiếc Heron này to và nặng hơn rất nhiều nhưng bù lại nó mang được nhiều thiết bị hơn, thời gian bay lâu hơn (> 24 tiếng) và có thể trang bị cả vũ khí nếu muốn. Chiếc Heron 1 được phát triển bởi tập đoàn Israel Aerospace Industries (IAI) và đã từng bay liên tục được suốt 52 tiếng. Một số quốc gia có biên chế Heron 1 trong quân đội bao gồm Singapore , Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.

Heron 1 được trang bị động cơ đơn Rotax 914 cho công suất tối đa 115 HP, phạm vi bay khoảng 200 km, độ cao tối đa 10,5 km và vận tốc nhanh nhất đạt 207 km/h. Mặc dù người ta có thể trang bị cả vũ khí cho Heron 1 nhưng do thám mới chính là khả năng lớn nhất của nó. Bên dưới thân của Heron 1 có một khối hình cầu khá to tên là MOSP (viết tắt của Multi-mission Optronic Stabilized Payload). MOSP có kích thước đường kính khoảng 14 inch, bên trong bao gồm nhiều loại thiết bị (tối đa 250 kg) ví dụ như radar, Laser RangeFinder, cảm biến CCD màu có khả năng zoom xa cùng ống kính và các thiết bị điện tử khác phục vụ cho công việc quan sát và xác định các đối tượng. Ngoài Heron 1 ra thì MOSP còn có thể được trang bị cho nhiều loại UAV khác như Hunter, Searcher, Ranger, FireScout và cả Hermes 450. Bên cạnh đó, người ta còn trang bị cho chiếc UAV này nhiều phần mềm hiện đại dùng để tự động theo dấu mục tiêu, kể cả những mục tiêu chỉ nhỏ cỡ 3 pixel trên màn ảnh và nhận diện được cả những vật thể có độ tương phản thấp cỡ 8%.

Giống như nhiều loại UAV khác, Heron 1 ngoài chức năng điều khiển từ xa (cần 2 người điều khiển) còn có thể tự động cất và hạ cánh với các chế độ bay được lập trình sẵn và thiết bị nhận tín hiệu GPS được tích hợp. Khi cần thiết thì trạm điều khiển bên dưới mặt đất cũng có thể tạm thời vô hiệu hóa chức năng tự động để chuyển sang chế độ lái bằng tay. Heron 1 sử dụng hai phương thức để kết nối thông tin với căn cứ trạm, một là loại Line of Sight (tức là kết nối trực tiếp không có vật cản) hoặc kết nối gián tiếp thông qua một vệ tinh khác, UAV có thể dùng những kết nối này để truyền hình ảnh trực tiếp từ camera về căn cứ của mình. Trong trường hợp mất kết nối giữa UAV với căn cứ thì Heron 1 sẽ cố gắng tự động bay về căn cứ của mình bất kể mọi điều kiện thời tiết để đảm bảo an toàn cho thiết bị.

Thông số cơ bản của Heron 1:
Loại máy bay : không người lái - UAV Nước sản xuất: Israel Chế độ lái: tự động hoàn toàn hoặc điều khiển từ xa (2 người) Động cơ: 1 động cơ Rotax 914, công suất 115 HP Phạm vi bay: ~200km Trần bay: 10,5 km Thời gian bay: 24 - 52 tiếng Vận tốc bay: 60 - 70 Knots (70 Knots tương đương 129,6 km/h) Vận tốc tối đa: 207 km/h. Trang bị: Multi-mission Optronic Stabilized Payload (MOSP) Chiều dài: 8,5 mét Sải cánh: 16,60 mét Trọng lượng tối đa khi có tải: 1.150 kg

Heron 1 to và nặng hơn chiếc Hermes 450 khá nhiều

Nhìn từ đằng trước

MOSP được trang bị bên dưới thân UAV

Bên trong cục MOSP này bao gồm các loại radar, ống kính, cảm biến CCD... dùng để phát hiện và theo dõi mục tiêu.

Nguồn Tinh Tế: http://www.tinhte.vn/threads/sg-airshow-heron-1-uav-quan-sat-tam-trung-cua-israel.2250412/