Sẽ bị phạt tù nếu trốn đóng BHXH cho người lao động từ ngày 1/1/2018

Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, nếu người sử dụng lao động trốn đóng BHXH cho người lao động có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Cụ thể, theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi gồm 9 chương, 125 điều có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 và một số điều chỉnh theo Luật Hình sự bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2018. Trong đó, luật này có quy định rất rõ nếu người sử dụng lao động trốn đóng BHXH sẽ bị phạt nặng, thậm chí có thể bị đi tù.

Theo đó, người sử dụng lao động gian dối, dùng thủ đoạn để không đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn cho người lao động hoặc đóng không đầy đủ từ 6 tháng trở lên, ngoài việc bị phạt hành chính sẽ còn bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.

Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tù nếu không đóng BHXH cho người lao động. Ảnh minh họa

Luật mới cũng quy định phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng năm đến 3 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như sau: Phạm tội 2 lần trở lên; trốn đóng bảo hiểm từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng; trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động; nếu pháp nhân phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.

Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 2 - 7 năm nếu phạm tội thuộc các trường hợp sau: Trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ trở lên; trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên; không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động…

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân phạm tội quy định tại Điều này thì bị phạt như sau: Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội đối với người lao động như sau:

a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;

b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;

c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;

d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;

đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;

e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;

g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;

i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

An Dương (T/h)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/se-bi-phat-tu-neu-tron-dong-bhxh-cho-nguoi-lao-dong-tu-ngay-112018-d131748.html