Sau hơn nửa thế kỷ, Trung Quốc vẫn miệt mài chế tạo MiG-21

Dù Không quân Trung Quốc đã có tiêm kích thế hệ năm, lực lượng này vẫn sản xuất loại chiến đấu cơ được sao chép từ MiG-21 của Liên Xô, một sản phẩm của thập niên 1950.

Năm 1965, Trung Quốc đã lần đầu tiên sao chép thành công chiếc tiêm kích MiG-21 của Liên Xô với tên gọi Chengdu J-7. Đến tận hôm nay, vẫn còn khoảng 400 chiếc J-7G vẫn đang trong biên chế của Không quân Trung Quốc và mới được rút ra khỏi tuyến 1 cách đây chưa lâu.

Năm 1965, Trung Quốc đã lần đầu tiên sao chép thành công chiếc tiêm kích MiG-21 của Liên Xô với tên gọi Chengdu J-7. Đến tận hôm nay, vẫn còn khoảng 400 chiếc J-7G vẫn đang trong biên chế của Không quân Trung Quốc và mới được rút ra khỏi tuyến 1 cách đây chưa lâu.

Những nâng cấp thiết kế của chiến đấu cơ J-7 đã giúp loại máy bay này có những khả năng tiên tiến, vượt xa đáng kể so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên; đặc biệt là sử dụng rộng rãi các vật liệu tổng hợp composite để chế tạo khung thân máy bay; giúp máy bay nhẹ hơn và mạnh hơn.

Những nâng cấp thiết kế của chiến đấu cơ J-7 đã giúp loại máy bay này có những khả năng tiên tiến, vượt xa đáng kể so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên; đặc biệt là sử dụng rộng rãi các vật liệu tổng hợp composite để chế tạo khung thân máy bay; giúp máy bay nhẹ hơn và mạnh hơn.

Những công nghệ mới đưa vào gồm buồng lái bằng kính hoàn toàn, cánh tam giác kép mới, màn hình hiển thị đa chức năng, kính ngắm gắn trên mũ bay, giảm tiết diện phản xạ radar của thân máy bay, thùng nhiên liệu kiểu mới và các loại vũ khí dẫn đường và cảm biến hiện đại.

Những công nghệ mới đưa vào gồm buồng lái bằng kính hoàn toàn, cánh tam giác kép mới, màn hình hiển thị đa chức năng, kính ngắm gắn trên mũ bay, giảm tiết diện phản xạ radar của thân máy bay, thùng nhiên liệu kiểu mới và các loại vũ khí dẫn đường và cảm biến hiện đại.

Tập đoàn Máy bay Thành Đô của Trung Quốc tiếp tục sản xuất các dẫn xuất của MiG-21 dưới tên gọi J-7 cho đến tận năm 2013. Lưu ý là chỉ 4 năm sau (năm 2017), Thành Đô cũng là nhà sản xuất cho PLA chiếc máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên là J-20.

Tập đoàn Máy bay Thành Đô của Trung Quốc tiếp tục sản xuất các dẫn xuất của MiG-21 dưới tên gọi J-7 cho đến tận năm 2013. Lưu ý là chỉ 4 năm sau (năm 2017), Thành Đô cũng là nhà sản xuất cho PLA chiếc máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên là J-20.

Trong lực lượng Không quân Trung Quốc, số máy bay chiến đấu J-7 giữ vai trò là máy bay chiến đấu hạng nhẹ, phối hợp với các máy bay chiến đấu J-11B hạng nặng theo chiến thuật gần-xa, thấp-cao; đồng thời phục vụ xuất khẩu cho khách hàng Bangladesh.

Trong lực lượng Không quân Trung Quốc, số máy bay chiến đấu J-7 giữ vai trò là máy bay chiến đấu hạng nhẹ, phối hợp với các máy bay chiến đấu J-11B hạng nặng theo chiến thuật gần-xa, thấp-cao; đồng thời phục vụ xuất khẩu cho khách hàng Bangladesh.

Mặc dù năm 2013 đánh dấu sự kết thúc của việc sản xuất J-7, nhưng Trung Quốc còn lâu mới kết thúc việc sản xuất các phiên bản có thiết kế gốc từ MiG-21. Từ năm 2006, Trung Quốc đã sản xuất các máy bay chiến đấu JF-17 Block 1 (liên doanh với Pakistan, thực chất là Trung Quốc sản xuất chính), loại máy bay này có nguồn gốc trực tiếp từ thiết kế của phi cơ J-7.

Mặc dù năm 2013 đánh dấu sự kết thúc của việc sản xuất J-7, nhưng Trung Quốc còn lâu mới kết thúc việc sản xuất các phiên bản có thiết kế gốc từ MiG-21. Từ năm 2006, Trung Quốc đã sản xuất các máy bay chiến đấu JF-17 Block 1 (liên doanh với Pakistan, thực chất là Trung Quốc sản xuất chính), loại máy bay này có nguồn gốc trực tiếp từ thiết kế của phi cơ J-7.

Không giống như J-7, máy bay chiến đấu JF-17 có thân máy bay được thiết kế lại hoàn toàn, nên trông hoàn toàn khác với MiG-21, khi sử dụng cửa hút gió ở phía bên của góc cánh chính, do vậy mũi máy bay có thể chứa được loại radar lớn hơn so với MiG-21.

Không giống như J-7, máy bay chiến đấu JF-17 có thân máy bay được thiết kế lại hoàn toàn, nên trông hoàn toàn khác với MiG-21, khi sử dụng cửa hút gió ở phía bên của góc cánh chính, do vậy mũi máy bay có thể chứa được loại radar lớn hơn so với MiG-21.

Phiên bản JF-17 đã được cải tiến đến mức không thể nhận ra, nếu để bên cạnh thiết kế ban đầu của J-7; với các biến thể JF-17 Block 3 mới nhất, được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), vũ khí mới và giảm tiết diện phản xạ radar của khung máy bay.

Phiên bản JF-17 đã được cải tiến đến mức không thể nhận ra, nếu để bên cạnh thiết kế ban đầu của J-7; với các biến thể JF-17 Block 3 mới nhất, được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), vũ khí mới và giảm tiết diện phản xạ radar của khung máy bay.

Cùng với JF-17, một phiên bản "giống" J-7 và MiG-21 hơn là tiêm kích/ huấn luyện JL-9, cũng sử dụng thiết kế cửa hút gió hai bên gốc cánh chính. Máy bay vẫn giữ được khả năng chiến đấu của máy bay thế hệ thứ tư và có chuyến bay đầu tiên vào năm 2003.

Cùng với JF-17, một phiên bản "giống" J-7 và MiG-21 hơn là tiêm kích/ huấn luyện JL-9, cũng sử dụng thiết kế cửa hút gió hai bên gốc cánh chính. Máy bay vẫn giữ được khả năng chiến đấu của máy bay thế hệ thứ tư và có chuyến bay đầu tiên vào năm 2003.

Chiếc JL-9 được đưa vào phục vụ trong Lực lượng Không quân và Hải quân Trung Quốc lần lượt vào năm 2014 và 2015. Máy bay này có nhiều điểm giống với JF-17, mặc dù nó không được thiết kế để tham chiến, nhưng đây là cách phát triển phiên bản huấn luyện, đỡ tốn kém nhất mà Trung Quốc áp dụng.

Chiếc JL-9 được đưa vào phục vụ trong Lực lượng Không quân và Hải quân Trung Quốc lần lượt vào năm 2014 và 2015. Máy bay này có nhiều điểm giống với JF-17, mặc dù nó không được thiết kế để tham chiến, nhưng đây là cách phát triển phiên bản huấn luyện, đỡ tốn kém nhất mà Trung Quốc áp dụng.

Trung Quốc đã phát triển thêm phiên bản máy bay huấn luyện trên tàu sân bay JL-9G, khi có đuôi và khung máy bay được gia cố và được thiết kế để cất cánh kiểu "nhảy cầu" như đường băng của hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông; đồng thời có thể hỗ trợ cất cánh bằng máy phóng.

Trung Quốc đã phát triển thêm phiên bản máy bay huấn luyện trên tàu sân bay JL-9G, khi có đuôi và khung máy bay được gia cố và được thiết kế để cất cánh kiểu "nhảy cầu" như đường băng của hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông; đồng thời có thể hỗ trợ cất cánh bằng máy phóng.

Thiết kế của máy bay JL-9 cũng đã được phát triển thành một biến thể có khả năng chiến đấu và tấn công mặt đất là FTC-2000G; phiên bản này sử dụng loại cánh mới và một buồng lái bằng kính hoàn toàn. Đồng thời kế thừa động cơ và điều khiển cơ học của J-7.

Thiết kế của máy bay JL-9 cũng đã được phát triển thành một biến thể có khả năng chiến đấu và tấn công mặt đất là FTC-2000G; phiên bản này sử dụng loại cánh mới và một buồng lái bằng kính hoàn toàn. Đồng thời kế thừa động cơ và điều khiển cơ học của J-7.

Biến thể FTC-2000G có nhiều khả năng tác chiến đa năng hơn và được đưa vào sản xuất hàng loạt vào cuối năm 2018. FTC-2000G có nhiều mấu cứng để treo vũ khí hơn và sử dụng cửa hút gió biến tần; tuy nhiên phiên bản này được cho là có tầm hoạt động ngắn hơn so với J-7 và mục đích chủ yếu hướng đến thị trường xuất khẩu cho các quốc gia nghèo.

Biến thể FTC-2000G có nhiều khả năng tác chiến đa năng hơn và được đưa vào sản xuất hàng loạt vào cuối năm 2018. FTC-2000G có nhiều mấu cứng để treo vũ khí hơn và sử dụng cửa hút gió biến tần; tuy nhiên phiên bản này được cho là có tầm hoạt động ngắn hơn so với J-7 và mục đích chủ yếu hướng đến thị trường xuất khẩu cho các quốc gia nghèo.

Trên thực tế, thiết kế của JL-9 có một vai trò rất khác so với MiG-21 và J-7G, khi cả hai đều được thiết kế cho các cuộc không chiến vào thời của chúng. JL-9 thừa hưởng khung máy bay có độ tin cậy cao và linh hoạt đã được các kỹ sư Trung Quốc nâng cấp liên tục trong nhiều năm.

Trên thực tế, thiết kế của JL-9 có một vai trò rất khác so với MiG-21 và J-7G, khi cả hai đều được thiết kế cho các cuộc không chiến vào thời của chúng. JL-9 thừa hưởng khung máy bay có độ tin cậy cao và linh hoạt đã được các kỹ sư Trung Quốc nâng cấp liên tục trong nhiều năm.

Mặc dù đã sản xuất và đưa vào biên chế chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 J-20, nhưng Trung Quốc vẫn sản xuất những dẫn xuất MiG-21; đây là minh chứng cho khả năng tồn tại của tiêm kích chiến đấu MiG-21 lừng danh, mặc dù nhiều người cho rằng, nó đã trở nên lạc hậu.

Mặc dù đã sản xuất và đưa vào biên chế chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 J-20, nhưng Trung Quốc vẫn sản xuất những dẫn xuất MiG-21; đây là minh chứng cho khả năng tồn tại của tiêm kích chiến đấu MiG-21 lừng danh, mặc dù nhiều người cho rằng, nó đã trở nên lạc hậu.

Công ty chế tạo máy bay hàng đầu Trung Quốc Thành Đô, đã đưa thiết kế này đi xa hơn nhiều so với phiên bản MiG-21 của Liên Xô; và phiên bản hoạt động trên tàu sân bay JL-9G trở thành hiện thực, thì mẫu MiG-21 tiếp tục được Trung Quốc sản xuất lâu hơn nữa. Nguồn ảnh: QQ.

Công ty chế tạo máy bay hàng đầu Trung Quốc Thành Đô, đã đưa thiết kế này đi xa hơn nhiều so với phiên bản MiG-21 của Liên Xô; và phiên bản hoạt động trên tàu sân bay JL-9G trở thành hiện thực, thì mẫu MiG-21 tiếp tục được Trung Quốc sản xuất lâu hơn nữa. Nguồn ảnh: QQ.

Máy bay chiến đấu J-7 từng một thời là xương sống cho lực lượng Không quân Trung Quốc, tới nay vẫn có số lượng nhiều bậc nhất trong biên chế lực lượng này. Nguồn: Chinanews.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/sau-hon-nua-the-ky-trung-quoc-van-miet-mai-che-tao-mig-21-1533631.html