Sau hơn 11 tháng 'yêu' không an toàn, xét nghiệm giang mai đã chính xác chưa?

Đường lây truyền của giang mai là qua da và niêm mạc bị xây xát, qua đường máu, chủ yếu là qua đường quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh giang mai trong thời kì lây bệnh.

Hỏi: Em có đi massage, gái mại dâm làm miệng cho em sau đó em có làm xét nghiệm giang mai sau 5 tuần bằng phương pháp vdrl âm tính. Sau đó 11,5 tháng em tiếp tục xét nghiệm giang mai bằng 2 phương pháp vdrl và syphilis cũng đều âm tính. Xin cho em biết em có an toàn không, liệu em đã bị giang mai chưa? Em có nên xét nghiệm lại không và bằng phương pháp gì?

Chào em!

Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Bệnh giang mai không chỉ giới hạn ở những bộ phận sinh dục, mà còn có thể lây truyền qua các tiếp xúc gần khác. Đường lây truyền của giang mai là qua da và niêm mạc bị xây xát, qua đường máu, chủ yếu là qua đường quan hệ tình dục với người đang mắc bệnh giang mai trong thời kì lây bệnh. Nhưng nó cũng có thể lây qua hôn, tiếp xúc gián tiếp, cho trẻ bú.

Hình ảnh người mắc bệnh giang mai

Xét nghiệm máu VDRL (viết tắt của Veneral disease research laboratory test) là xét nghiệm tìm kháng thể giang mai. Đây là cách sàng lọc khi khám sức khỏe. Phản ứng dùng kháng nguyên chế từ tim bò, cho phản ứng với huyết thanh người bệnh. Còn phương pháp syphilis là phương pháp test nhanh để chẩn đoán giang mai. Dù là phương pháp nào thì sau khi xét nghiệm ở tháng thứ 11,5 tháng kể từ khi có hành vi nguy cơ lây nhiễm mà kết quả là em âm tính với vi khuẩn giang mai thì em có thể yên tâm rằng em không bị lây nhiễm bệnh từ lần quan hệ với cô gái đó.

Hiện tại em có thể yên tâm về giang mai nhưng theo tôi em nên lành mạnh hơn trong đời sống tình dục để tránh việc tạo nên nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội.

Bệnh giang mai lây truyền qua 3 con đường chính:

- Do quan hệ tình dục: 95-98% số người mắc giang mai là do lây nhiễm trực tiếp từ bạn tình khi quan hệ. Da và niêm mạc trên cơ quan sinh dục của người bệnh thường có rất nhiều tổn thương, các tổn thương đó là các vết loét tiết ra nhiều chất dịch có chứa xoắn khuẩn giang mai.

- Viêm nhiễm gián tiếp: Mặc dù con đường lây nhiễm này không phổ biến nhưng nó cũng có thể xảy ra. Đó là khi có sự tiếp xúc với những vật dụng mà người bệnh đã sử dụng như: Đồ lót, giường ngủ, khăn mặt, dao cạo, khăn tắm… Các dụng cụ này có thể chứa xoắn khuẩn giang mai của người bệnh và lây truyền sang cho người khác qua việc dùng chung đồ đạc.

- Lây nhiễm qua truyền máu: Đây cũng là cách truyền bệnh nhanh nhất, nếu người cho máu đang mang các xoắn khuẩn giang mai thì người nhận cũng sẽ mang bệnh. Người bị lây nhiễm này sẽ không mang các biểu hiện giai đoạn đầu của giang mai và trực tiếp có các triệu chứng ở giai đoạn 2 của bệnh.

Tổng hợp

Nguồn Khỏe 365: http://khoe365.net.vn/sau-hon-11-thang-yeu-khong-an-toan-xet-nghiem-giang-mai-da-chinh-xac-chua-p42836.html