Sài Sơn mùa hoa gạo nở

Trên khung cảnh núi non hùng vĩ của vùng đất Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội), chùa Thầy với vẻ đẹp yên bình, cổ kính càng trở nên thơ mộng hơn với sắc thắm của những bông hoa gạo nở rộ mỗi dịp tháng Ba về.

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km vào những ngày tháng Ba này, nếu ai đã từng đến thăm Sài Sơn mảnh đất có chùa Thầy cổ kính đang vào mùa hoa gạo thì chẳng muốn về.

Mỗi dịp tháng Ba về, không gian chùa Thầy lại trở nên thơ mộng hơn với sắc thắm của hoa gạo đang mùa nở rộ.

Mỗi dịp tháng Ba về, không gian chùa Thầy lại trở nên thơ mộng hơn với sắc thắm của hoa gạo đang mùa nở rộ.

Dịp này, hoa đã đỏ rực trên cành.

Dịp này, hoa đã đỏ rực trên cành.

Loài hoa mộc mạc nhưng quyến rũ bởi cái vẻ chân chất của thôn quê, được nhiều người tìm đến chiêm ngưỡng.

Loài hoa mộc mạc nhưng quyến rũ bởi cái vẻ chân chất của thôn quê, được nhiều người tìm đến chiêm ngưỡng.

Các cụ cao niên ở đất Sài Sơn cho biết, cây hoa gạo đã đứng ở sân chùa, bên cạnh hồ nước hàng trăm năm qua, năm nào cũng chi chít những bông hoa đỏ rực .

Các cụ cao niên ở đất Sài Sơn cho biết, cây hoa gạo đã đứng ở sân chùa, bên cạnh hồ nước hàng trăm năm qua, năm nào cũng chi chít những bông hoa đỏ rực .

Những cành đã trút hết lá, trông khẳng khiu nhưng lại cho ra rất nhiều bông hoa rực rỡ.

Những cành đã trút hết lá, trông khẳng khiu nhưng lại cho ra rất nhiều bông hoa rực rỡ.

Cành buông thấp nhất là chỗ hồ nước, cùng với thủy đình đã trở thành chủ đề của nhiều bức ảnh nổi tiếng hàng chục năm qua.

Cành buông thấp nhất là chỗ hồ nước, cùng với thủy đình đã trở thành chủ đề của nhiều bức ảnh nổi tiếng hàng chục năm qua.

Những ngày này không khó để bắt gặp nhiều người yêu thích chụp ảnh đến với chùa Thầy để ghi lại những khoảnh khắc lãng mạn bên hoa gạo.

Những ngày này không khó để bắt gặp nhiều người yêu thích chụp ảnh đến với chùa Thầy để ghi lại những khoảnh khắc lãng mạn bên hoa gạo.

Chị Xuân Hà (Hà Nội) cho biết: “Dù hoa gạo có ở nhiều nơi, nhưng cây hoa gạo ở chùa Thầy gây ấn tượng rất đặc biệt bởi nó không đứng trơ trọi một mình, mà hòa vào cảnh quan của ngôi chùa cổ, làm cho không gian chùa vốn đã đẹp, nay lại trở nên thơ mộng hơn”.

Chị Xuân Hà (Hà Nội) cho biết: “Dù hoa gạo có ở nhiều nơi, nhưng cây hoa gạo ở chùa Thầy gây ấn tượng rất đặc biệt bởi nó không đứng trơ trọi một mình, mà hòa vào cảnh quan của ngôi chùa cổ, làm cho không gian chùa vốn đã đẹp, nay lại trở nên thơ mộng hơn”.

Theo các cụ cao niên ở đây, trước kia ở sân chùa Cả (chùa chính dưới chân núi) có năm cây hoa gạo. Nhưng sau đó chỉ còn một cây nằm phía bên trái chùa còn sống, nhà chùa đã trồng thêm hai cây mới gần cầu Nhật Tiên (Nhật Tiên kiều).

Theo các cụ cao niên ở đây, trước kia ở sân chùa Cả (chùa chính dưới chân núi) có năm cây hoa gạo. Nhưng sau đó chỉ còn một cây nằm phía bên trái chùa còn sống, nhà chùa đã trồng thêm hai cây mới gần cầu Nhật Tiên (Nhật Tiên kiều).

Ai đã từng đến chùa Thầy vào mùa hoa gạo nở, thật khó rời xa khung cảnh bình yên, thơ mộng này.

Ai đã từng đến chùa Thầy vào mùa hoa gạo nở, thật khó rời xa khung cảnh bình yên, thơ mộng này.

Mạnh Tiến

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/sai-son-mua-hoa-gao-no-120590.html