Sai lầm mẹ Việt hay mắc phải khiến con chưa kịp lớn đã rước bệnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng 53% bố mẹ không biết thừa cân, béo phì và 15% vẫn muốn con mình béo thêm.

Đó là thông tin được chia sẻ trong hội thảo về “Phòng chống thừa cân, béo phì: Lời cảnh báo từ chuyên gia”.

Báo động béo phì ở trẻ

Theo con số thống kê, từ năm 1980 đến 2013, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng 27,5% ở người lớn và 47,1% ở trẻ em.

Tại Việt Nam, con số thống kê ở Hà Nội cho thấy, thừa cân, béo phì của trẻ em ở trường mầm non thuộc quận Đống Đa là 21,1%, Ba Vì 7,6%. Năm 2003 tại Đống Đa, thừa cân béo phì ở trẻ 4 - 6 tuổi là 2,5%, học sinh tiểu học là 7,6%.

Tại TP. HCM tỷ lệ thừa cân là 17,8%, béo phì 3,2%.

Thừa cân béo phì đem lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, tim mạch, ung thư... Tuy nhiên, người Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến nguy cơ từ căn bệnh này đem lại. Nếu không kiểm soát tốt béo phì thì trẻ nhỏ Việt chưa trưởng thành đã bệnh lề nhề.

TS Từ Ngữ.

Theo TS. Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh Dưỡng Việt Nam cho biết, nhiều ông bố, bà mẹ vẫn chưa thực sự quan tâm tới bữa ăn của con mà còn quan niệm ăn để dự trữ sau này cao lên là vừa trong khi đó ở con người không bao giờ dự trữ năng lượng nào ngoài mỡ cả – TS Ngữ cho biết.

Để cân đối, chìa khóa của tất cả mọi người đó là phải hoạt động. Con người luôn mâu thuẫn, muốn xây dựng là người bình thường không thừa cân, béo phì, ốm yếu thì cần biết ăn thế nào, tập thế nào để người người được chuẩn tránh gánh nặng dinh dưỡng cả thừa, cả thiếu.

TS Ngữ cho biết, 90% béo phì do bữa ăn, bữa ăn cung cấp chất dinh dưỡng nhưng bữa ăn nhiều chất dinh dưỡng quá gây nên thừa cân béo phì đó là những bữa ăn công nghiệp, thực phẩm công nghiệp, nhu cầu ăn thừa nhưng không biết ăn.

“Tôi 1 tuần ăn 21 bữa thì 20 bữa tôi ăn ở nhà, còn lại 1 bữa bạn bè gọi thì phải đi...” – đây là bí quyết để phòng tránh béo phì của TS Ngữ.

Hậu quả, chuyển hóa không dung nạp glucose, rối loạn lipit máu, hội chứng buồng trứng đa nang, gan nhiễm mỡ, thoái hóa mỡ gan, tăng huyết áp và đặc biệt là hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Bố mẹ vẫn nghĩ con bình thường

TS Bùi Thị Nhung trưởng khoa dinh dưỡng học đường, viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, theo điều tra nghiên cứu thì tỷ lệ thừa cân béo phì ở các thành phố trực thuộc trung ương là 27% năm 2010. Năm 2015 tỷ lệ này ở TP.HCM là trên 50%.

Nghiên cứu tại 15 trường nội thành Hà Nội tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì 47%, càng trung tâm nội thành thì tỷ lệ béo phì càng cao. Ví dụ ở Hà Nội thì Hoàn Kiếm cũng cao hơn các quận khác.

TS Nhung cho biết khi điều tra hỏi 600 bà mẹ ở thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng thì hầu như các bà mẹ đều thích con bụ bẫm hơn, hình ảnh béo béo, tròn tròn là tốt cho trẻ.

Khi nhóm nghiên cứu dựa vào các tỷ lệ để xác định thừa cân béo phì thì chỉ có 2% số trẻ thiếu cân nhưng khi điều tra bảng hỏi lại bố mẹ thì có tới 46% số phụ huynh đánh giá con mình thiếu cân.

Với những bà mẹ có con bị thừa cân chỉ đánh giá mức độ bình thường. Bà mẹ có con béo phì đánh giá con mình chỉ thừa cân. TS Nhung cho biết, hầu hết cá bậc phụ huynh đều đánh giá thấp hơn 1 mức góp phần gây thừa cân béo phì.

Theo TS Từ Ngữ, 5 sai lầm trong bữa ăn hàng ngày của các bậc phụ huynh khiến con mình dễ béo phì:

Thứ nhất: Số bữa ăn trong 1 tuần ở nhà rất ít trong khi đó bữa ăn ở nhà được đánh giá tốt nhất.

Thứ hai: Ăn để khoái khẩu, không phải ăn để khỏe

Thứ ba: Dinh dưỡng sai lầm, không quan tâm tới tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của mình.

Thứ tư: Không tập luyện để tiêu bớt năng lượng ăn vào

Thứ năm: Dinh dưỡng hiện nay thiếu ăn theo nghĩa... buồn cười đi chợ tống hết vào tủ lạnh, dự trữ đồ ăn lưu cữu.

Theo Phương Thúy/Infonet

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/me-be/sai-lam-me-viet-hay-mac-phai-khien-con-chua-kip-lon-da-ruoc-benh-766231.html