Rùng mình lý do trước khi chôn người chết không được để quan tài chạm đất

Lý do người ta kiêng kị không để quan tài chạm đất cho đến khi hạ huyệt.

Mỗi địa phương có những phong tục tập quán riêng được lưu truyền từ ngày xưa đến nay. Một trong số đó là không được để quan tài chạm đất suốt quá trình cử hành tang lễ cho đến khi hạ huyệt. Vì sao phải kiêng kị như vậy?

Khi người thân qua đời, thường sẽ cử hành tang lễ trong 2 đến 3 ngày tùy theo từng địa phương. Người chết sẽ nằm trong quan tài được kê đỡ bởi 2 thanh ghế gỗ dài. Sau khi hoàn tất các thủ tục ma chay, quan tài được chở đi bằng xe tang hoặc để mọi người khiêng đi chứ không hề chạm đất.

Về phong tục này, nhiều người đưa ra những lí giải khác nhau. Đầu tiên là sau khi chết, quan tài sẽ đại diện cho linh hồn của người đã khuất. Nếu đặt quan tài xuống đất, linh hồn đó sẽ quanh quẩn trong nhà chứ không thể đến với ngôi nhà mới được.

Khoa học cũng giải thích về điều này: Khi đặt quan tài xuống đất, thi thể người đã mất sẽ nhanh chóng bị phân hủy hơn, hạn chế mùi trong nhà.

Từ xưa, người ta thường quan niệm 3 hồn, 7 vía. Cơ thể con người giống như phần cứng của máy tính, 3 hồn là hệ điều hành, còn 7 vía là phần mềm. Sau khi chết, 3 hồn 7 vía sẽ ngừng hoạt động giống khi máy tính bị hỏng, các phần mềm cũng không thể chạy tiếp. Chỉ khi quan tài được đặt xuống mộ, con người mới thực sự được coi là chết, 3 hồn 7 vía cũng được chôn theo. Nếu như đặt quan tài xuống đất trước khi chôn, linh hồn của họ sẽ bị rơi ở mặt đất, không thể siêu thoát hết được.

Con người chỉ thực sự siêu thoát khi quan tài được hạ xuống huyệt?

Con người chỉ thực sự siêu thoát khi quan tài được hạ xuống huyệt?

Không nên đến gần người thân chết đuối là một điều kiêng kị khác được lưu truyền.

Lý giải về chuyện hộc máu mồm khi chết đuối mà có người nhà đến gần, dân gian cho rằng đó là hiện tượng tâm linh khó giải đáp, nên “có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Cụ thể hơn, khi có người nhà chết đuối, gia đình không nên đến hiện trường vì khiến nạn nhân thấy oan ức, xấu hổ mà ra đi đau đớn! Cũng có thể nạn nhân còn nhiều chuyện chưa trăn trối hay chết oan dẫn đến hiện tượng này.

Như vậy, những cấm kị hay phong tục đều do niềm tin của con người mà ra. Suy cho cùng cũng muốn cho những người thân có thể được siêu thoát, thanh thản đi sang thế giới bên kia.

Phượt thủ chạy mô tô 300 triệu 160km/h qua mặt thách thức CSGT Sài Gòn:

Trẻ trâu kẹp 3 lạng lách đánh võng trên cầu suýt bị ô tô tông gục:

Nữ Việt kiều Úc bị chồng mới cưới sát hại ở nhà riêng:

Ngày 3.9, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho biết đang phối hợp với các phòng nghiệp vụ và Công an quận Bình Thạnh khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi vụ trọng án xảy ra tại hẻm 71 Chu Văn An, phường 26, quận Bình Thạnh.

Nạn nhân là bà Maria Nguyễn (sinh 1963, Việt kiều Úc), nghi can trong vụ án là ông Nguyễn Thanh Sơn (sinh 1968, ngụ quận 8, TP HCM). Ông Sơn và bà Maria vừa kết hôn được 10 ngày và chung sống với nhau tại địa chỉ trên.

Kết hôn được 10 ngày, hai vợ chồng đã xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc nóng giận, Nguyễn Thanh Sơn đã ra tay sát hại bà Maria Nguyễn. Sau khi bà Maria tắt thở, ông Sơn lấy dây điện quấn vào tay tự sát rồi lịm đi.

Đến sáng 3.9, ông Sơn tỉnh dậy và đến cơ quan công an tự thú, khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

iamanh

Ran - Nhân Hoàng

Nguồn Một Thế Giới: http://motthegioi.vn/the-gioi-mang-c-85/the-gioi-ky-thu-c-147/rung-minh-ly-do-truoc-khi-chon-nguoi-chet-khong-duoc-de-quan-tai-cham-dat-70765.html