Rừng đá Tsingy - di sản thiên nhiên cực kỳ khó tiếp cận

Cực kỳ khó khăn để có thể đến khu rừng đá Tsingy ở Vườn quốc gia Tsingy de Bemaraha của Madagasca. Song những phượt thủ sau khi đã leo bộ (trek) vất vả thì được tưởng thưởng khung cảnh đẹp mê hồn, huyễn hoặc bao quanh tầm mắt.

Phía trên các ngọn núi, nơi nhiệt độ lên đến 40 độ C, chỉ có duy nhất một loại cây có khả năng tự tróc vỏ để không bị thiêu chá.

Điểm đến thú vị nhất Madagascar

Nhìn những vỉa đá lởm chởm nhọn hoắt, lỉa chỉa lên trời, bạn sẽ có thể hiểu tại sao người dân địa phương đánh dấu nơi này là Tsingy - nghĩa là "nơi không thể đi bộ" ở Malagasy. Khu rừng đá nhọn hoắt như chông được hình thành theo thời gian, tạo thành một khu rừng hoang dã. Những ngọn núi đá vôi sắc như dao cạo nên việc cố gắng trèo lên chúng là cực kỳ nguy hiểm.

Thêm nữa, khi Tsingy trở thành di sản thế giới được Unesco công nhận, nơi này càng khó tiếp cận.

Nhưng phía dưới khoảng 20-30m là rừng nhiệt đới với thảm động thực vật phong phú.

Rừng đá Tsingy rộng 150.000 ha hầu như chưa được ai biết đến cho đến những năm 1990 - khi nhà thám hiểm người Pháp Jean-Claude Dobrilla thành lập ra Hiệp hội Antsika giúp bảo tồn Malagasy và thu lợi nhuận từ tài nguyên thiên nhiên quý giá này.

Với sự giúp đỡ của người dân địa phương, các thành viên của Hiệp hội Antsika đã xây dựng một hệ thống cầu treo, cáp, cầu thang và các mấu để có thể an toàn bám dây leo đi lên. Huấn luyện viên địa phương sẽ hướng dẫn du khách kỹ năng leo núi, bảo dưỡng thiết bị và kỹ năng an toàn. Sau 9 năm kể từ khi thành lập Antsika, rừng đá Tsingy đã trở thành một trong những điểm đến thú vị nhất Madagascar.

Tsingy nổi tiếng về đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, để đến được Tsingy cũng vẫn là một kỳ công mà những người leo núi nghiệp dư thậm chí khó có thể an toàn để lên được đến tận đỉnh.

Hành trình gian nan

Tsingy nằm dọc bờ biển phía tây xa xôi của Madagascar nên du khách rất khó tiếp cận bằng đường bộ khi bãi đá trở nên trơn trượt suốt 6 tháng mùa mưa. Ngoài ra, hai đoạn sông chính Tsiribihina và Manambolo đều đầy nhóc cá sấu.

Bạn hãy đến đây vào mùa khô. Lộ trình lái xe 10 giờ từ thành phố Morondava nằm ở bờ biển phía tây Madagascar. Phóng viên của BBC Travel thuê ôtô có lái và trả thêm tiền mặt để xe có thể qua sông trên chiếc bè mảng bằng gỗ.

Chiếc bè mảng bằng gỗ tự tạo để chở người và xe qua sông.

Cách Morondava khoảng 20km, bạn sẽ đặt chân lên Đại lộ Baobabs - nơi đặt tên theo loài cây đặc hữu nổi tiếng của Madagascar, chạy dọc suốt tuyến đường đất. Khi hoàng hôn buông xuống, những bóng cây Baobabs to lớn hắt những bóng đen khổng lồ lên đường chân trời còn đang sáng le lói, trông rất mê hoặc.

Sau khi băng qua con sông thứ hai ngang qua Manambolo, bạn sẽ đến cửa ngõ của rừng đá và bắt đầu thấy đá rải rác khắp nơi. Con đường bộ kết thúc ở ngôi làng nhỏ Bekopaka. Nơi đây có nhiều hướng dẫn viên, nhân viên của công viên quốc gia cũng như những nhà nghỉ theo mùa. Trụ sở của vườn quốc gia cũng đặt tại đây, sẽ cấp phép cho du khách được vào rừng, cũng như cho thuê hướng dẫn viên cùng thiết bị leo núi kèm theo.

Đại lộ Baobabs.

Việc leo núi khá thú vị nhưng cũng khiến thần kinh bạn căng lên như dây đàn khi băng qua những rãnh hẹp hay khe đá. Bạn sẽ phải trườn, bò qua các hang động, trượt mình trên các lối đi chật hẹp.

Sau 3 giờ, bạn đã có thể đặt chân lên đỉnh núi. Tuy nhiên, bạn vẫn phải hết sức cẩn thận khi đi đặt chân lên các cây cầu, hay đi lại trên những mỏm đá sắc nhọn.

Một hành trình thật quá gian nan nhưng nó rất đáng để bạn nỗ lực.

Ngôi làng Bekopaka.

Dưới đáy vực là những túi nước mưa lớn với rất nhiều loài cá, lươn... mặc dù người ta không biết làm thế nào mà chúng đến được đó.

Tin bài NỔI BẬT

Ngắm dung nhan yêu kiều của nữ cơ trưởng Boeing 777 trẻ nhất thế giới

Phát thèm với những bữa sáng ngon tuyệt ở khắp nơi trên thế giới

Hải Vân Quan được đề nghị xếp hạng là di tích cấp quốc gia đặc biệt

Khám phá khu resort độc đáo trên đỉnh những tán cây xanh

Rùng mình cảnh gấu cắn xé, tha lôi du khách khắp chuồng

Giòn tan món ăn côn trùng Campuchia

Ngắm làng 3D ở Quảng Ngãi

Lang thang trong “thành phố ma” dành cho những người đã mất ở Huế

Gia Minh

Nguồn Lao Động: https://laodong.vn/du-lich/rung-da-tsingy-di-san-thien-nhien-cuc-ky-kho-tiep-can-547727.ldo