Quy định xe khách không được đón trả khách dọc đường: Cần tiếp tục hoàn thiện thêm

Một trong những Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT quy định xe khách chạy tuyến cố định chỉ được đón trả khách tại bến xe 2 đầu tuyến, không đón trả khách dọc đường chưa nhận được sự đồng tình...

Một trong những nội dung mới của Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT quy định xe khách chạy tuyến cố định chỉ được đón trả khách tại bến xe 2 đầu tuyến, không đón trả khách dọc đường hiện chưa nhận được sự đồng tình của xã hội vì quá cứng nhắc, gây lãng phí cho xã hội, không đáp ứng được nhu cầu đi lại hợp lý của người dân... Thực trạng tùy tiện đón trả khách Từ ngày 8/8/2010, mọi hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ GTVT. Thông tư số 14 đã cụ thể hóa các quy định của Luật GTĐB 2008 và Nghị định số 91/2009/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Ông Nguyễn Tất Thành - Giám đốc bến xe Phía Nam, Hà Nội Hệ số ghế xe sử dụng khi xuất bến tại bến xe Phía Nam đi các tỉnh rất thấp. Xe đi tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, xuất bến thường chỉ có chưa đến 1/3 số ghế có khách. Trung bình chỉ đạt 25 - 30% hệ số ghế. Xe đi Đà Nẵng, đi các tỉnh Tây Nguyên, trung bình chỉ đạt 30 - 40%. Chỉ có rất ít xe đi tuyến huyện một số tỉnh như Thanh Hóa là đạt khoảng 60% hệ số sử dụng ghế. Tuy nhiên một số các quy định mới đang được cho là khó có thể áp dụng. Một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách và đại diện sở GTVT cho rằng các quy định tại Điều 18 (Khoản 2, 3) và Điều 19 (Khoản 1) của Thông tư chưa hợp lý. Theo quy định này, xe khách chạy tuyến cố định phải đón hành khách tại bến xe nơi đi, trả hành khách tại bến xe nơi đến, không đón trả khách dọc đường. Xe chỉ được dừng đỗ tại các trạm dừng nghỉ được đăng ký trong hành trình chạy xe. Song tại trạm dừng nghỉ, xe cũng chỉ được phép dừng nghỉ, không được đón trả hành khách. Không khó để nhận thấy vì sao các doanh nghiệp vận tải phản ứng trước quy định này. Bởi lẽ, đến nay tuyệt đại đa số các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách tuyến cố định tùy tiện đón trả khách dọc đường. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện có 2 lối đón trả khách phổ biến như sau: Một là quá tùy tiện, có người vẫy là dừng xe bắt khách bất cứ ở địa điểm nào, miễn là tránh được cảnh sát giao thông; hai là đón trả khách tại địa điểm doanh nghiệp chủ động bố trí như văn phòng đại diện, đại lý, trạm dừng nghỉ. Phản đối “xe vẫy” Hiện tượng xe khách chiều theo nhu cầu đi lại của hành khách bất chấp trật tự vận tải, bất chấp cả ATGT, có khách đòi xuống là dừng xe cho xuống, có người vẫy, người đứng ngóng xe là dừng xe mời lên, mắt trước mắt sau tránh cảnh sát giao thông xử phạt là hiện tượng quá phổ biến hiện nay. Có danh từ riêng dành cho loại xe này, gọi là “xe vẫy”. Có thể dễ dàng thấy “xe vẫy” dừng đỗ đón trả khách ngay trên các quốc lộ, thậm chí gần ngay các bến xe trung tâm, các khu dân cư hay bất kỳ gốc cây, quán nước, nhà hàng ăn uống nào đó... Việc đón trả khách tùy tiện, dừng đỗ quá nhiều đã không đảm bảo được quyền lợi và gây phiền hà cho hành khách, đặc biệt là những người lên xe từ đầu bến. Đặc biệt, vấn nạn này còn gây ra tình trạng mất ATGT, phá vỡ trật tự vận tải do các xe phóng nhanh vượt ẩu để được đỗ trước, đón khách trước, tranh giành khách. Trao đổi với chúng tôi, nhiều người dân và các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách có thương hiệu, quan tâm đến xây dựng chất lượng dịch vụ... đều phản đối nạn đón trả khách dọc đường một cách tùy tiện. Và họ cũng cho rằng, mong muốn của cơ quan quản lý nhà nước loại trừ tuyệt đối “xe vẫy”, lập lại trật tự, an toàn cho vận tải khách tuyến cố định là hợp lý. Xe ôtô vận tải khách tuyến cố định chỉ đón khách tại bến đi, trả khách tại bến đến, dừng nghỉ ở các trạm dừng nghỉ là yêu cầu đương nhiên đối với loại hình xe vận tải khách tuyến cố định tiên tiến. Đây cũng là mong muốn, là mục tiêu hướng tới của vận tải khách tuyến cố định ở nước ta hiện nay. Song thực tế xã hội lại đang ở khá xa mục tiêu này. Đi tìm giải pháp hợp lý Vậy, phương án nào được xem là hợp lý để không đánh tụt chất lượng vận tải xuống, chạy theo tất cả mọi đối tượng hành khách, cũng không phải là phương án tính khả thi chưa cao, dễ dàng cho cơ quan quản lý nhà nước, song không phù hợp với nhu cầu đa số đối tượng hành khách và hy sinh lợi ích của doanh nghiệp vận tải? Đây phải là phương án đáp ứng được nhu cầu của số đông hành khách muốn đi lại thuận lợi, an toàn trong điều kiện hiện có về cơ sở hạ tầng của đất nước. Trao đổi với chúng tôi, không ít chuyên gia trong lĩnh vực vận tải cho rằng, cơ quan quản lý cần xem xét, hoàn thiện hơn quy định hiện có, cho phép doanh nghiệp đỗ, đón khách tại các điểm mà doanh nghiệp đăng ký để hài hòa các lợi ích và tuân thủ tốt hơn các quy định pháp luật. Cơ quan quản lý quyết tâm không để tùy tiện bắt khách dọc đường Hiện nay, một số doanh nghiệp chạy xe khách tuyến cố định đã đầu tư một biểu đồ chạy xe và phương án kinh doanh khoa học, coi trọng việc đảm bảo chất lượng và an toàn vận tải để xây dựng thương hiệu và đang được sự ủng hộ của đông đảo hành khách. Nên chăng, các cơ quan quản lý có thể tham khảo từ hoạt động thực tế của các doanh nghiệp này để hoàn thiện thêm từ đó có các quy định hợp lý và hiệu quả hơn nữa. Thông tư có hiệu lực, doanh nghiệp vận tải chưa đồng tình Tại hội nghị triển khai thực hiện các nội dung mới về quản lý vận tải hành khách tại Đồng Tháp cuối tháng qua, điều khiến các DN vận tải băn khoăn nhất là quy định về điểm dừng, đỗ xe khách. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp Ông Lê Minh Thành, Chủ nhiệm HTX Vận tải Cao Lãnh - Đồng Tháp cho biết: Thông tư 14 có nhiều điểm mới, nâng cao trách nhiệm của DN chúng tôi trong hoạt động quản lý. Nếu Thông tư được thực hiện một cách nghiêm túc thì sẽ dẹp được nạn xe dù, bến cóc, tạo môi trường kinh doanh vận tải hành khách lành mạnh, đảm bảo an toàn cho hành khách. Tuy nhiên, ý kiến của ông Thành chưa giành được nhiều sự ủng hộ. Đa phần các doanh nghiệp cho rằng quy định DN áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát phương tiện trên hành trình để đón trả hành khách tại bến xe, không đón trả hành khách dọc đường là làm khó nhà xe. Ông Đoàn Hùng Dũng, Giám đốc hãng xe chất lượng cao Minh Dũng Trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng của các bến xe, trạm dừng nghỉ chưa đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng nếu áp dụng cứng nhắc theo Thông tư 14 sẽ gây khó khăn cho DN vận tải. Theo tôi nếu các DN vận tải có các đại lý bán vé, các trạm dừng riêng đảm bảo các tiêu chuẩn về trật tự, an toàn, vệ sinh... thì nên cho phép các DN sử dụng như một điểm đón khách tại các địa phương. Điều này vừa tạo thuận lợi cho HK cũng vừa tạo điều kiện cho DN vì không phải chịu lỗ. Ông Nguyễn Thái Hòa, đại diện Công ty vận tải Đồng Tháp chia sẻ: “Thường thì khi xe ra khỏi bến, lượng khách trên xe chưa tới 50%, có xe 30 chỗ ngồi nhưng chỉ có 3 khách. Nếu không cho DN đón khách dọc tuyến thì nhà xe chỉ có đói”. Đó là chưa kể ý thức của người dân ở ta hiện nay chưa có thói quen vào bến để đi xe. Phần lớn hành khách thường đón dọc tuyến quốc lộ gần nhất chứ không thích vào bến, ông Hòa nói. Một số hành khách mặc dù đã mua vé đi tuyến cố định nhưng muốn xuống xe dọc đường chẳng lẽ nhà xe không cho? Nếu mua vé ở đại lý nhưng cách bến xe hàng chục km vẫn phải đến bến để đi là làm khó cho người dân”, ông Nguyễn Đức Thắng, HTX vận tải Đồng Nai cũng bộc bạch. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp Ông Lê Minh Thành, Chủ nhiệm HTX Vận tải Cao Lãnh - Đồng Tháp cho biết: Thông tư 14 có nhiều điểm mới, nâng cao trách nhiệm của DN chúng tôi trong hoạt động quản lý. Nếu Thông tư được thực hiện một cách nghiêm túc thì sẽ dẹp được nạn xe dù, bến cóc, tạo môi trường kinh doanh vận tải hành khách lành mạnh, đảm bảo an toàn cho hành khách. Tuy nhiên, ý kiến của ông Thành chưa giành được nhiều sự ủng hộ. Đa phần các doanh nghiệp cho rằng quy định DN áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát phương tiện trên hành trình để đón trả hành khách tại bến xe, không đón trả hành khách dọc đường là làm khó nhà xe. Ông Đoàn Hùng Dũng, Giám đốc hãng xe chất lượng cao Minh Dũng Trong khi điều kiện cơ sở hạ tầng của các bến xe, trạm dừng nghỉ chưa đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng nếu áp dụng cứng nhắc theo Thông tư 14 sẽ gây khó khăn cho DN vận tải. Theo tôi nếu các DN vận tải có các đại lý bán vé, các trạm dừng riêng đảm bảo các tiêu chuẩn về trật tự, an toàn, vệ sinh... thì nên cho phép các DN sử dụng như một điểm đón khách tại các địa phương. Điều này vừa tạo thuận lợi cho HK cũng vừa tạo điều kiện cho DN vì không phải chịu lỗ. Ông Nguyễn Thái Hòa, đại diện Công ty vận tải Đồng Tháp chia sẻ: “Thường thì khi xe ra khỏi bến, lượng khách trên xe chưa tới 50%, có xe 30 chỗ ngồi nhưng chỉ có 3 khách. Nếu không cho DN đón khách dọc tuyến thì nhà xe chỉ có đói”. Đại diện tập đoàn Mai Linh cho biết, riêng số xe của hãng chạy tuyến TP.HCM - Hà Nội hiện nay có 200 xe. Nếu chỉ chở khách từ bến xe của TP.HCM ra đến Hà Nội thì DN không có lợi nhuận. Ngoại trừ những ngày cao điểm như tết, lễ còn những ngày bình thường lượng khách khi xe xuất bến thường chưa đầy 50%. Cần phân biệt bến cóc và văn phòng đại diện Cũng cần nói thêm rằng, đa phần các DN chưa đồng tình với những quy định tại Thông tư 14 là những đơn vị kinh doanh vận tải nhỏ lẻ, chưa có các dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt như đại lý bán vé, dịch vụ trung chuyển HK, không có trạm dừng nghỉ dọc đường... Những đơn vì này thường muốn bắt khách dọc đường tại các bến cóc, vừa phù hợp với mô hình vận tải nhỏ lẻ vừa không phải nộp thuế cho nhà nước, nộp phí bến bãi. Đại diện một số hãng vận tải có uy tín kiến nghị cần phân biệt bến cóc với văn phòng đại diện của các hãng. Trong thời gian qua, nhiều đơn vị vận tải có uy tín lập các văn phòng đại diện tại các địa phương, vừa là nơi bán vé vừa là nơi tập trung khách để trung chuyển ra bến xe. Mặc dù theo quy định thì các văn phòng này chưa đủ tiêu chuẩn về bến bãi nhưng vẫn đảm bảo an toàn, trật tự, không có tình trạng tranh giành, tạo sự an tâm cho HK. Đây là một dấu hiệu tốt, đáng ghi nhận của các DN vận tải có uy tín trong thời gian qua. Tại hội nghị, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, việc tổ chức hội nghị triển khai Thông tư 14 và các văn bản của Luật Giao thông đường bộ lần này nhằm phổ biến quy định mới và tiếp tục lắng nghe ý kiến của các DN. Tổng cục sẽ tổng hợp ý kiến, xem xét và đề xuất với Bộ GTVT bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, trước khi có những thay đổi thì yêu cầu các sở GTVT, các DN phải chấp hành nghiêm các quy định tại Thông tư 14. Anh Tuấn Tổng cục ĐBVN vừa qua đã có văn bản báo cáo Bộ GTVT về kết quả việc triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, tập huấn một số chuyên đề quản lý vận tải đường bộ. Các hội nghị triển khai được tổ chức tại 3 khu vực Bắc - Trung - Nam, cụ thể là Quảng Ninh, Phú Yên, Đồng Tháp. Tham dự Hội nghị có đại diện Vụ Vận tải, Bộ GTVT, Ủy ban ATGTQG, Hiệp hội vận tải, đại diện Tổng cục ĐBVN, các sở GTVT trên cả nước, đại diện các doanh nghiệp, HTX, bến xe trên toàn quốc. Các đại biểu dự hội nghị đều thống nhất và xác định cần tập trung cao để triển khai có hiệu quả các văn bản QPPL về hoạt động vận tải đường bộ đã được ban hành nhằm nâng cao chất lượng vận tải. Tuy nhiên vẫn có một số ý kiến đề nghị cần nghiên cứu, điều chỉnh, Ban tổ chức đã tiếp thu để báo cáo Bộ GTVT cho ý kiến. Cụ thể là đề nghị sửa lại Khoản 3 Điều 18, Khoản 1 Điều 19, Khoản 2 và 3 Điều 20 của Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT. Các điều khoản này liên quan đến việc đón trả khách dọc đường đối với xe khai thác vận tải khách theo tuyến cố định. Các ý kiến cho rằng áp dụng biện pháp này là khó thực hiện, gây khó khăn cho hành khách. Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT tại Khoản 1 Điều 19 quy định “Lái xe chỉ được đón khách tại bến xe nơi đi, trả khách tại bến xe nơi đến, không được đón trả khách dọc đường”. Quy định như vậy là phủ nhận tính cơ động vốn có của vận tải ôtô, không phù hợp với thực trạng tình hình của xã hội hiện nay, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp vận tải, nhất là lái xe, mỗi lần trả khách lại một lần làm thủ tục ra vào bến trên cùng một hành trình. Hành khách ở dọc quốc lộ hoặc các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nếu muốn đi xe khách lại phải đi hàng chục cây số quay về bến để lên xe. Tôi cho rằng nên quy định các điểm đón, trả khách dọc tuyến nhưng phải đáp ứng được tiêu chuẩn và yêu cầu của cơ quan quản lý. P.A (Thực hiện) Quy định của Thông tư 14 về việc đón trả khách tại bến xe, không đón trả khách dọc đường trên thực tế là chưa hợp lý. Nếu hành khách có nhu cầu xuống xe cách bến xe khoảng vài chục km mà không được xuống, phải đến tận bến xe rồi đi xe ôm hay nhờ người đón vòng lại thì vừa mất thời gian, tiền bạc và công sức. Có ý kiến cho rằng, xe khách nên được bố trí đón xe trong các bến dọc đường đi. Nhưng tôi cho rằng sẽ xảy ra tình trạng tranh chấp khách, chia thị phần với những xe đã đăng ký tuyến cố định tại bến xe của tỉnh này. Do vậy, nếu quy định được bắt khách tại bến xe trên tuyến thì cũng phải tính cách điều tiết cho hợp lý. Một vấn đề khác là hầu như thành phố nào cũng có tuyến tránh nên các xe khách đều đi đường tuyến tránh, trong khi các bến xe lại hầu hết vẫn nằm trong khu vực thành phố. Vì vậy, việc bắt khách dọc đường vẫn xảy ra thường xuyên. Trên thực tế, trước đây, Tổng cục Đường bộ đã xác định và cắm biển dừng đỗ đón trả khách dọc đường. Tuy nhiên, những điểm dừng đỗ này chỉ là một biển báo mà chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất tối thiểu như ghế chờ, mái che, nhà vệ sinh... Do đó, hành khách đã không tập trung chờ đón xe ở những điểm dừng đỗ đó mà họ chọn những địa điểm thuận tiện hơn như trước cửa nhà chẳng hạn. T.P Phải nói rõ là Hoàng Long có quy định tất cả các xe của hãng không được đón trả khách tùy tiện dọc đường. Đối với các tuyến đường dài như Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh và ngược lại, vé được bán trước và điều tiết qua mạng điện tử của doanh nghiệp. Ví dụ, chúng tôi có một chuyến xe 50 chỗ chạy tuyến TP.Hồ Chí Minh - Hà Nội, nếu mạng bán vé cho biết đã có 10 vé được bán cho hành khách sẽ lên xe ở Đồng Nai, thì tại bến xe Miền Đông hãng sẽ chỉ bán vé cho 40 chỗ còn lại. Xe sẽ xuất bến tại bến xe Miền Đông TP. Hồ Chí Minh tối đa với 40 hành khách, qua văn phòng đại lý của hãng ở Đồng Nai đón thêm 10 hành khách rồi chạy ra Hà Nội. Nhân viên bán vé tại các đại lý của Hoàng Long, tiếp nhận thông tin của hãng và hành khách, có trách nhiệm bán vé và thông báo cho hãng để điều tiết hợp lý. Xin lưu ý là tất cả đều là vé bán trước, xe chỉ dừng đỗ đón trả khách theo lịch trình được bộ phận điều hành thông qua. Xe Hoàng Long chạy tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh ngoài đón, trả khách tại 2 bến xe 2 đầu cũng có một số điểm dừng đỗ dọc tuyến. Đây là các địa điểm được bố trí thuận lợi và an toàn cho hành khách (tại văn phòng đại diện, đại lý bán vé của Hoàng Long dọc các tỉnh thành). Cách điều hành này của Hoàng Long đáp ứng được nhu cầu của khách và số lượng khách của hãng cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, nếu áp dụng Thông tư 14, thì lịch trình của hãng sẽ không thể thực hiện do sai quy định. P.Linh (Ghi) Ngay sau khi Bộ GTVT ban hành Thông tư 14, Hải Phòng đã xiết chặt quản lý xe khách dừng, đỗ sai quy định. Tại các bến xe ở Hải Phòng, cho đến nay, hiện tượng vòng vo đón khách không còn. Tuy nhiên, hiện tượng lái xe chạy rất chậm để bắt khách dọc đường thì vẫn chưa giải quyết được triệt để. Nguyên nhân là do tâm lý người dân “lười” vào bến mà thích bắt xe dọc đường cho... tiện, xe bắt khách tùy tiện cũng chưa bị xử phạt nghiêm nên tình trạng vẫn tiếp diễn. TP. Hải Phòng cũng đang khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có điều kiện tổ chức kinh doanh bến bãi, dịch vụ sửa chữa để đảm bảo xe khách, xe container chở hàng ra vào các cảng tại Hải Phòng không phải dừng đỗ trái quy định... Địa bàn tỉnh Quảng Ninh có đặc trưng là các khu vực dân cư được trải dọc theo QL18, điều này gây khó khăn cho việc thực hiện việc quy hoạch bến bãi xe khách theo tinh thần của Thông tư. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 01/2004/CT-TTg về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh, Quảng Ninh đã thực hiện rất tốt Chỉ thị này, trong đó có việc bổ sung các điểm dừng đón, trả khách. Nay theo tinh thần Thông tư 14, thì xe khách chỉ được đón, trả khách tại bến đầu và cuối. Các điểm dừng đón khách này sẽ không được khai thác. Chúng tôi chưa biết xử lý như thế nào để vừa đảm bảo phù hợp với quyền lợi kinh tế của doanh nghiệp vận tải, vừa đảm bảo theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ GTVT và Chính phủ. H.L

Nguồn Giao Thông: http://giaothongvantai.com.vn/Desktop.aspx/Xa-hoi/Tieu-diem/Quy_dinh_xe_khach_khong_duoc_don_tra_khach_doc_duong-Can_tiep_tuc_hoan_thien_them/