QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI TỪ NGÀY 12/8 - 14/8/2023

'Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 25 để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì Phiên họp thứ nhất Đoàn giám sát về thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và các Nghị quyết về một số dự án quan trọng quốc gia; Ủy ban Quốc phòng và An ninh giám sát PCCC tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội...' là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội từ ngày 12/8 - 14/8/2023.

* Sáng 14/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thường kỳ tháng 8, phiên họp thứ 25.

Theo chương trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp lần thứ 25 trong thời gian 7 ngày chia làm 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 14 đến ngày 18/8. Đợt 2 từ ngày 24 đến ngày 25/8 để xem xét cho ý kiến về 20 nội dung và tiến hành hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn.

Xem nội dung chi tiết tại đây: KHAI MẠC PHIÊN HỌP THỨ THỨ 25 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

* Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ đây là một trong những phiên họp có khối lượng nội dung lớn nhất từ đầu năm đến nay để chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV, xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với khoảng 20 nội dung tập trung vào công tác giám sát, lập pháp và một số vấn đề quan trọng khác.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: PHIÊN HỌP THỨ 25 CỦA UBTVQH SẼ XEM XÉT CHO Ý KIẾN, QUYẾT ĐỊNH KHỐI LƯỢNG LỚN CÔNG VIỆC VỚI QUY TRÌNH KỸ LƯỠNG CHẶT CHẼ

* Ngay sau khi Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy báo cáo tóm tắt 07 vấn đề lớn trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Thảo luận về nội dung này, đa số ý kiến các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao công tác hoàn thiện dự thảo luật, tiếp thu giải trình cơ bản các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5. Đồng thời, các ý kiến cũng tán thành nhiều nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung tại dự thảo Luật...

Xem nội dung chi tiết tại đây:

* Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng quản lý tài nguyên nước theo hướng có giấy phép là cần thiết nhưng cần chú trọng hơn đến hậu kiểm cần có quy định về các tiêu chuẩn, quy chuẩn để toàn dân cùng tham gia vào quản lý, khai thác, bảo vệ, sử dụng, các doanh nghiệp cũng chủ động thực hiện.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: CHÚ TRỌNG HẬU KIỂM TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

* Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, UBTVQH xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 657/2019/UBTVQH14 ngày 13/3/2019 của UBTVQH quy định cụ thể chức vụ, chức danh của sĩ quan công an nhân dân có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng chưa được quy định trong Luật Công an nhân dân.

Trước khi tiến hành biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo thẩm tra; các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về nội dung này.

Thảo luận tại phiên họp, đa số các thành viên UBTVQH tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết; hồ sơ trình đúng trình tự thủ tục phù hợp với Luật Công an nhân dân; cơ quan trình, cơ quan thẩm tra dự thảo Nghị quyết đảm bảo chặt chẽ. Ý kiến tại Phiên họp cơ bản đồng tình với nội dung dự thảo Nghị quyết và đề nghị biên tập một số nội dung đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu hơn.

Xem nội dung chi tiết tại đây:

* Chiều 14/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông".

Điều hành nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, chuyên đề giám sát đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của các cấp, các ngành, cử tri và nhân dân. Đoàn Giám sát đã nhận được sự quan tâm sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đã thường xuyên chỉ đạo, cho ý kiến. Đoàn giám sát đã bám sát các kế hoạch, triển khai các hoạt động đúng tiến độ, trên cơ sở kế thừa kết quả các chuyên đề giám sát trước đây, thực hiện một số thay đổi về cách thức tiếp cận, tổ chức, đảm bảo khoa học, khách quan, tổng hợp xây dựng bộ tài liệu kỹ lưỡng...

Xem nội dung chi tiết tại đây: TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 14/8: UBTVQH CHO Ý KIẾN VỀ GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SGK GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

* Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ đang khẩn trương xây dựng thông thư về định giá tối đa đối với sách giáo khoa để thực hiện khi Luật Giá (sửa đổi) có hiệu lực vào năm 2024.

Xem nội dung chi tiết tại đây: BỘ TRƯỞNG NGUYỄN KIM SƠN: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐANG XÂY DỰNG THÔNG TƯ VỀ ĐỊNH GIÁ TỐI ĐA SÁCH GIÁO KHOA

* Cơ bản thống nhất với báo cáo của Đoàn giám sát và các ý kiến phát biểu tâm huyết, giá trị tại phiên họp, nhất là ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã chắt lọc ra và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, Chủ tịch Quốc hội nhận thấy báo cáo giám sát lần này đã cung cấp bức tranh tổng thể, toàn diện và sâu sắc về tình hình đổi mới giáo dục phổ thông và có nhiều nội dung, giải pháp kiến nghị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: NGHIÊM TÚC ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

* Thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 95/2023/QH15 về việc thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Xem nội dung chi tiết tại đây: GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TỪ NĂM 2015 ĐẾN HẾT NĂM 2023”

* Chiều 14/8, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì Phiên họp thứ nhất Đoàn giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi phát triển kinh tế-xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết 2023”.

Để thực hiện hiệu quả việc giám sát, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn yêu cầu Đoàn giám sát bám sát chủ trương của Đảng, các quy định của Luật, Nghị quyết số 43 và các nghị quyết có liên quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội...

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHIÊN HỌP THỨ NHẤT CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 VÀ MỘT SỐ DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA

* Thực hiện chương trình giám sát “việc thực hiện Nghị quyết số 99/2019 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách pháp luật về phòng cháy và chữa cháy giai đoạn 2020-2022”, sáng 14/8, Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Trưởng Đoàn giám sát làm Trưởng đoàn, đã giám sát thực tế việc thực hiện các quy định về PCCC tại Công ty Cổ phần đầu tư và bê tông Thịnh Liệt; Công Ty TNHH xây dựng và thương mại Thành Long; Tổ hợp công trình HH Linh Đàm thuộc Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Tại buổi làm việc, thành viên Đoàn giám sát đề nghị Quận làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện tiêu chuẩn của PCCC cũ và các tiêu chuẩn PCCC hiện nay ở các chung cư và cơ sở kinh doanh. Một câu hỏi trên thực tế là hiện nay phổ biến 2 đến 3 tòa chung cư có chung hầm để xe thì khả năng phong tỏa, khu trú điểm cháy được thực hiện như nào?

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH GIÁM SÁT PCCC TẠI QUẬN HOÀNG MAI

* Theo chương trình phiên họp thứ 25, chiều 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; giải pháp tháo gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với thủy sản.

Trước thềm phiên chất vấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có báo cáo thông tin về kết quả thực hiện, một số tồn tại hạn chế, nguyên nhân và giải pháp liên quan đến nội dung này.

Xem nội dung chi tiết tại đây: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN: TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA, XỬ LÝ NGHIÊM VI PHẠM TIẾN ĐẾN CHẤM DỨT KHAI THÁC THỦY SẢN BẤT HỢP PHÁP

* Theo chương trình phiên họp thứ 25, sáng 15/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách của Bộ Tư pháp.

Trước thêm phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã có báo cáo khái quát một số nội dung về các nhóm vấn đề sẽ tiến hành chất vấn, trong đó nêu rõ giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật, khắc phục tình trạng chậm ban hành, nội dung chồng chéo, mâu thuẫn và những hạn chế, sai phạm trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết.

Xem nội dung chi tiết tại đây: BỘ TƯ PHÁP: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ TRONG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT

* Thực hiện Chương trình Đối ngoại năm 2023, Đoàn Đại biểu Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Phó Chủ tịch Nguyễn Lâm Thành, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam -Venezuela, Chủ tịch Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam - Brazil dẫn đầu đã thăm làm việc tại Venezuela từ ngày 03-05/8 và tại Brazil từ ngày 07 - 10/8/2023.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG DÂN TỘC CỦA QUỐC HỘI THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI VENEZUELA VÀ BRAZIL

* Được sự đồng ý của Lãnh đạo Quốc hội, từ ngày 31/7 đến ngày 11/8/2023, Đoàn Đại biểu các cơ quan Quốc hội Việt Nam đã tham gia Khóa đào tạo chuyên sâu về biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng tại Australia.

Khóa đào tạo là sáng kiến hợp tác được đề xuất, hỗ trợ và tổ chức với sự phối hợp của Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội Việt Nam, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Chương trình Đối tác Australia - Mekong (MAP), Trung tâm Việt Nam – Australia (VAC), Đại học Quốc gia Australia (ANU) và Đại sứ quán Việt Nam tại Australia nhằm thiết thực hưởng ứng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐẠI BIỂU CÁC CƠ QUAN QUỐC HỘI VIỆT NAM THAM GIA KHÓA ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CHUYỂN DỊCH NĂNG LƯỢNG TẠI AUSTRALIA

* Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất Đông Nam Á nên cần tận dụng tối đa và hiệu quả tiềm năng đó. Theo các chuyên gia, một trong những giải pháp là chú trọng phát triển hạ tầng cho các dự án điện gió ngoài khơi nhằm góp phần giảm phát thải khí nhà kính...

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ NGOÀI KHƠI GÓP PHẦN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH

* Theo Chương trình dự kiến, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 25 tới đây. Đồng tình với việc bổ sung hình thức trợ cấp hưu trí xã hội vào Luật sửa đổi, một số ý kiến chuyên gia lưu ý, cần nghiên cứu bổ sung sản phẩm bảo hiểm mới để hình thành hệ thống BHXH đa tầng, mở rộng tầng BHXH bắt buộc cho tất cả mọi người lao động, với mức đóng thấp nhất.

Xem nội dung chi tiết tại đây: BỔ SUNG TẦNG TRỢ CẤP HƯU TRÍ XÃ HỘI, HÌNH THÀNH HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐA TẦNG

* Thực hiện Nghị quyết 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 về chính sách giảm thuế giá trị giá tăng, Chính phủ đã khẩn trương ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng.

Theo đó, hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% được giảm còn 8%, thời gian áp dụng từ 01/7 đến 31/12/2023. Các chuyên gia đánh giá, Nghị quyết của Quốc hội được ví như mũi tên trúng nhiều đích, kịp thời tiếp sức cho ngưòi dân và doanh nghiệp.

Xem nội dung chi tiết tại đây: THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT QUỐC HỘI VỀ GIẢM 2% THUẾ VAT MỘT MŨI TÊN TRÚNG NHIỀU ĐÍCH

Thế Hà

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=78928