QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 12/9/2023

'Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26 để cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Namibia; Họp báo quốc tế về Chương trình Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9; Thường trực Ủy ban Xã hội làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2023...' là những hoạt động đáng chú ý của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội ngày 12/9/2023.

* Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26. Dự kiến phiên họp sẽ diễn ra trong 5 ngày, được chia thành 3 đợt. Đợt 1 từ ngày 12 đến sáng 14/9; đợt 2 từ ngày 18 và ngày 20/9; đợt 3 ngày 29/9 để xem xét 18 nội dung.

* Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26. Dự kiến phiên họp sẽ diễn ra trong 5 ngày, được chia thành 3 đợt. Đợt 1 từ ngày 12 đến sáng 14/9; đợt 2 từ ngày 18 và ngày 20/9; đợt 3 ngày 29/9 để xem xét 18 nội dung.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng về công tác lập pháp, giám sát, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh tinh thần làm việc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là kỹ lưỡng, làm hết việc để chuẩn bị các nội dung dự án trình Quốc hội là tốt nhất.

Xem nội dung chi tiết tại đây:

- KHAI MẠC PHIÊN HỌP THỨ 26 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: CẦN KỸ LƯỠNG, TRÁCH NHIỆM CAO TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA ĐẤT NƯỚC VÀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI

* Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2023 và kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán Nhà nước.

Trong khuôn khổ Phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung thảo luận về nâng cao tính hiệu quả của KTNN tham gia vào các chuyên đề giám sát của Quốc hội; một số lĩnh vực; công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; thực hiện các kết luận, kiến nghị của kiểm toán...

Xem nội dung chi tiết tại đây:

- ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ BÁO CÁO CÔNG TÁC CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

- LỰA CHỌN KIỂM TOÁN TRỌNG ĐIỂM, CHUYÊN ĐỀ ĐỂ CÔNG KHAI VÀ GIÁM SÁT

* Cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2023 và kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh yêu cầu bám sát mục tiêu tăng cường năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Kiểm toán nhà nước, đồng thời các cuộc kiểm toán cần chủ động trước những vấn đề thời sự, dự lường những rủi ro đối với nền kinh tế.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: KIỂM TOÁN CẦN LƯỜNG ĐƯỢC NHỮNG RỦI RO CỦA NỀN KINH TẾ

* Tiếp tục Phiên họp thứ 26, chiều 12/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Tại phiên họp, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với dự thảo Kế hoạch giám sát và Đề cương báo cáo; đồng thời đề nghị Đoàn giám sát cân nhắc xác định trọng tâm giám sát đối với lĩnh vực giao thông đường bộ.

Xem nội dung chi tiết tại đây:

- UBTVQH CHO Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO KẾ HOẠCH GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN HẾT NĂM 2023

- PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN KHẮC ĐỊNH: TRỌNG TÂM GIÁM SÁT LÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

* Chiều 12/9, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 8/2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

luận tại Phiên họp, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành nội dung Báo cáo của Ban Dân nguyện, đồng thời đóng góp thêm nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả công tác dân nguyện của Quốc hội trong thời gian tới.

Xem nội dung chi tiết tại đây:

- ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI XEM XÉT BÁO CÁO CÔNG TÁC DÂN NGUYỆN CỦA QUỐC HỘI THÁNG 8/2023

- CẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIẾP NHẬN KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI

* Chiều 12/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp Ngài Katoma Leevi Shiimi - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Namibia nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu thăm và làm việc tại Việt Nam.

Vui mừng chào đón Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Namibia Katoma Leevi Shiimi và đoàn công tác đến làm việc tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, góp phần tăng cường quan hệ giữa Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Namibia với Ủy ban Đối ngoại và Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Namibia, cũng như hợp tác giữa Quốc hội hai nước.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI TIẾP CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI, QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA QUỐC HỘI NAMIBIA

* Chiều 12/9/2023, tại Nhà Quốc hội, Ban Tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tổ chức Họp báo quốc tế về Chương trình Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Hội nghị được Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức từ ngày 14-17/9/2023 tại Hà Nội với chủ đề: ''Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo''.

Tại họp báo, đại diện Ban Tổ chức đã giải đáp nhiều câu hỏi của các nhà báo về công tác chuẩn bị, điều kiện đảm bảo, nội dung các phiên thảo luận, sự tham gia của bạn bè quốc tế cũng như các hoạt động liên quan đến Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9.

Xem nội dung chi tiết tại đây:

- HỌP BÁO QUỐC TẾ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ NGHỊ SĨ TRẺ TOÀN CẦU LẦN THỨ 9

- CHUẨN BỊ TỐT VÀ SẴN SÀNG TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI NGHỊ NGHỊ SĨ TRẺ TOÀN CẦU LẦN THỨ 9

* Sáng ngày 12/9, tại Nhà Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà hội đàm với Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Namibia Katoma Leevi Shiimi đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Namibia đến thăm và làm việc tại Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam của Đoàn diễn ra sau chuyến thăm của Đoàn Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Lê Anh Tuấn làm Trưởng đoàn, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai Ủy ban của hai Quốc hội.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VŨ HẢI HÀ HỘI ĐÀM VỚI CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI, QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH CỦA QUỐC HỘI NAMIBIA

* Sáng 12/9 tại Nhà Quốc hội, Trung tướng Lê Tấn Tới - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tiếp Ngài Katoma Leevi Shiimi - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Namibia nhân dịp dẫn đầu Đoàn đại biểu thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Chủ nhiệm Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho rằng chuyến thăm của Đoàn sẽ góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt Việt Nam – Namibia; đồng thời khẳng định sẵn sàng chia sẻ những thông tin mà Đoàn muốn tìm hiểu trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Quốc phòng và An ninh.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ NHIỆM ỦY BAN QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH LÊ TẤN TỚI TIẾP CHỦ NHIỆM ỦY BAN ĐỐI NGOẠI, QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH QUỐC HỘI NAMIBIA

* Sáng 12/9, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Xã hội đã làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2024, đánh giá giữa kỳ giai đoạn 2021-2025 và giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2023-2025; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.

Tham gia đóng góp ý kiến tại phiên họp, nhiều ý kiến đề nghị Bộ tập trung thời gian và nguồn lực cho công tác hoàn thiện thể chế, cụ thể là hoàn thiện, trình Quốc hội dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), dự án Luật Việc làm (sửa đổi); trình Chính phủ trình Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới...

Xem nội dung chi tiết tại đây:

- THƯỜNG TRỰC ỦY BAN XÃ HỘI LÀM VIỆC VỚI BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2023

- CẦN PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN KẾT QUẢ GIẢM NGHÈO CHƯA BỀN VỮNG

* Sáng 12/9, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức Chương trình gặp mặt 200 liên lạc viên, tình nguyện viên phục vụ Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy chủ trì buổi gặp mặt.

Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và sự nhất trí của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Quốc hội Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 từ ngày 14 đến ngày 17/9/2023 tại Hà Nội, Việt Nam. Trong khuôn khổ Hội nghị, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được phân công tuyển chọn, điều phối 200 Liên lạc viên, Tình nguyện viên phục vụ Hội nghị.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 200 LIÊN LẠC VIÊN, TÌNH NGUYỆN VIÊN SẴN SÀNG PHỤC VỤ HỘI NGHỊ NGHỊ SĨ TRẺ TOÀN CẦU LẦN THỨ 9

* Chiều 12/9, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp phiên mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang chủ trì phiên họp.

Tại phiên họp, các đại biểu tập trung cho ý kiến về sự cần thiết sửa đổi luật, phạm vi điều chỉnh, hồ sơ dự án luật, bố cục của dự thảo luật, về bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật; về việc phân cấp, phân quyền trong hoạt động lưu trữ và một số nội dung cụ thể của dự thảo luật như về đối tượng áp dụng; xác định giá trị tài liệu, hoạt động dịch vụ lưu trữ, quản lý lưu trữ tư...

Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯỜNG TRỰC ỦY BAN PHÁP LUẬT THẨM TRA SƠ BỘ DỰ ÁN LUẬT LƯU TRỮ (SỬA ĐỔI)

* Hội nghị Nghị sĩ trẻ lần thứ 9 do Việt Nam đăng cai tổ chức sẽ chính thức diễn ra vào ngày 14/9 tới. Với chủ đề mang tính thời sự, phù hợp với xu thế thời đại và định hướng phát triển của các quốc gia trên toàn cầu, đến nay Hội nghị đã thu hút 75 đoàn nghị viện các nước đăng ký tham dự với hơn 310 đại biểu quốc tế.

Trước thềm sự kiện quan trọng này, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất. Qua hội nghị Việt Nam không chỉ muốn để lại dấu ấn tốt đẹp về đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế mà còn truyền đi thông điệp về chung tay thúc đẩy việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI BÙI VĂN CƯỜNG: CHUNG TAY THÚC ĐẨY CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THÔNG QUA CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

* Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của IPU, các đại biểu cũng như giới chuyên gia cho rằng, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, sáng tạo và tin cậy tại IPU, điều đó thể hiện rõ qua các sự kiện nổi bật mà Việt Nam đã đóng góp, đặc biệt khi đăng cai thành công Đại Hội đồng IPU-132, Hội nghị APPF- 26, Đại hội đồng AIPA- 41 và sắp tới là Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9 trong tháng 9/2023 này.

Xem nội dung chi tiết tại đây: VIỆT NAM LUÔN LÀ THÀNH VIÊN TÍCH CỰC, SÁNG TẠO, TIN CẬY TẠI IPU

* Với chủ đề chung: “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo”, Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Đây là sự kiện đối ngoại có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn, khẳng định sự tham gia tích cực, có trách nhiệm và chủ động của Việt Nam trong tổ chức liên nghị viện lớn nhất thế giới; khẳng định sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đối với thanh niên và các vấn đề quan tâm chung của giới trẻ toàn cầu.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC NHÓM ĐBQH TRẺ ĐINH CÔNG SỸ: HỘI NGHỊ NGHỊ SỸ TRẺ TOÀN CẦU LÀ SỰ KIỆN ĐỐI NGOẠI CÓ TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA TO LỚN

* Quan tâm đến Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 chuẩn bị được đăng cai tại Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Việt cho rằng sự kiện này có tầm quan trọng sâu sắc đối với công tác ngoại giao mà Đảng ta định hướng trong giai đoạn mới.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: NÂNG TẦM ĐỐI NGOẠI ĐA PHƯƠNG, XÂY DỰNG NỀN NGOẠI GIAO TOÀN DIỆN HIỆN ĐẠI

* Từ ngày 14-17/9/2023, lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9. Trước thềm phiên khai mạc, đại biểu Nguyễn Hải Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, đây là hoạt động thiết thực triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII đồng thời thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương giữa các đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam, thanh niên Việt Nam với các nghị sĩ trẻ, các đại biểu thanh niên - thế hệ lãnh đạo tương lai của các quốc gia.

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẠI BIỂU NGUYỄN HẢI ANH – ĐOÀN ĐBQH TỈNH ĐỒNG THÁP: THÚC ĐẦY HỢP TÁC GIỮA ĐBQH TRẺ, THANH NIÊN VIỆT NAM VỚI NGHỊ SĨ TRẺ TOÀN CẦU

* Được sự đồng ý của Bộ Chính trị và sự ủng hộ của các nghị viện thành viên Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Quốc hội Việt Nam sẽ lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 từ ngày 14-18/9/2023 tại Hà Nội. Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, đây là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam thể hiện bản sắc văn hóa của mình và khích lệ sự hợp tác và giao lưu quốc tế.

Xem nội dung chi tiết tại đây: PGS.TS – ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: ĐĂNG CAI HỘI NGHỊ NGHỊ SĨ TRẺ TOÀN CẦU LẦN THỨ 9 – CƠ HỘI THỂ HIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM, KHÍCH LỆ HỢP TÁC QUỐC TẾ

* "Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 sẽ diễn ra từ ngày 14 -17/9/2023 tại Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các nghị sĩ trẻ đến từ 173 quốc gia. Đây là sự kiện đối ngoại quan trọng, được kỳ vọng sẽ tăng cường vai trò của Nghị viện nói chung và các nghị sĩ trẻ nói riêng trong việc thúc đẩy đạt được các mục tiêu phát triển bền vững..." - Chủ tịch Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Bắc Ninh đã bày tỏ quan điểm.

Xem nội dung chi tiết tại đây: TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA CÁC NGHỊ SỸ TRẺ TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU

* Theo Chương trình Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến (lần 2) về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Quan tâm tới nội dung dự luật, TS. Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) kiến nghị, thiết kế cơ chế có sự can thiệp của Nhà nước vào việc thu hồi đất trong trường hợp nhà đầu tư không thể thỏa thuận được với người sử dụng đất.

Xem nội dung chi tiết tại đây: KIẾN NGHỊ THIẾT KẾ CƠ CHẾ CÓ SỰ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC VÀO VIỆC THU HỒI ĐẤT TRONG TRƯỜNG HỢP NHÀ ĐẦU TƯ KHÔNG THỎA THUẬN ĐƯỢC

* Căn cứ Nghị quyết về chương trình giám sát hàng năm của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát chuyên đề phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương. Để tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa hiệu quả giám sát, một số ý kiến đại biểu, chuyên gia cho rằng, cần cải tiến phương thức tổ chức hoạt động giám sát, tăng cường vai trò giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương, không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng của ĐBQH...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VIỆC THI HÀNH PHÁP LUẬT Ở ĐỊA PHƯƠNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

* Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, sau 10 năm thực hiện Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, đến nay Bộ pháp điển cơ bản đã hoàn thành. Bộ Tư pháp đang nghiên cứu, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Bộ pháp điển”, tạo điều kiện người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và áp dụng pháp luật.

Xem nội dung chi tiết tại đây: 10 NĂM THỰC HIỆN PHÁP LỆNH PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT: TIẾP TỤC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG BỘ PHÁP ĐIỂN

* Đề cập về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Đoàn giám sát của Quốc hội nêu rõ, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, tình hình xây dựng nông thôn mới của cả nước đã bám sát mục tiêu, gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng nợ tiêu chí, hụt tiêu chí; chất lượng và công tác duy trì bền vững kết quả của một số xã sau đạt chuẩn nông thôn mới còn hạn chế.

Xem nội dung chi tiết tại đây: CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC DUY TRÌ BỀN VỮNG KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ XÃ SAU ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI CÒN HẠN CHẾ

* Sáng ngày 12/9, tại trụ sở Bảo hiểm xã hội tỉnh, Đoàn khảo sát của Đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Ma Thị Thúy, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Đoàn khảo sát đã làm việc với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, về tình hình thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi làm việc, các đại biểu trong Đoàn khảo sát đánh giá cao tính chủ động, nghiêm túc của cơ quan BHXH; Sở Lao động-Thương binh và xã hội trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH trên địa bàn, đồng thời đề nghị BHXH tỉnh, Sở Lao động-Thương binh và xã hội làm rõ thêm một số nội dung cụ thể...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH TUYÊN QUANG KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI

* Ngày 12/9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã tổ chức khảo sát thực tế tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình về “việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội giai đoạn 2020-2023 trên địa bàn tỉnh”.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã làm rõ những khó khăn, vướng mắc về thể chế như bất cập, chồng chéo của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng như của các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến BHXH; công tác phối hợp với chính quyền địa phương về lĩnh vực BHXH chưa thật sự quyết liệt...

Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH HÒA BÌNH KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT BẢO XÃ HỘI 2014 GIAI ĐOẠN 2020-2023

Thế Hà

Nguồn Quốc Hội: https://quochoi.vn//tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?itemid=79772