Quốc dân Đại hội Tân Trào

Cách đây 65 năm, trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, "ngàn cân treo sợi tóc", nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước đã tiến hành thắng lợi cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu đại biểu Quốc hội khóa I.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Công dân số 1 bỏ lá phiếu bầu cử QH nước VN dân chủ cộng hòa. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại đưa dân tộc ta bước vào thời kỳ mới: Thời kỳ Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhưng trước khi tiến hành Tổng Tuyển cử, chúng ta đã có một Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang). Hơn 65 năm đã qua, nhưng Quốc dân Đại hội Tân Trào vẫn mãi là hình ảnh tiêu biểu của khối đại đoàn kết toàn dân trong thời kỳ Cách mạng Tháng 8. Đình Tân Trào (Tuyên Quang) - địa danh có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với toàn thể dân tộc Việt Nam. Nơi đây, năm 1945, Quốc dân Đại hội đầu tiên của nhân dân Việt Nam được triệu tập với sự tham dự của hơn 60 đại biểu đến từ 3 miền Bắc - Trung - Nam và cả kiều bào ta ở nước ngoài. Quốc dân Đại hội Tân Trào đã thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước quyết định vận mệnh của dân tộc. … Tại Đình Tân Trào, ngày 16 và ngày 17/8/1945, quốc dân Đại hội đã họp. Đây là tiền thân của Quốc hội ta bây giờ, Đại hội đã bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức chính phủ lâm thời) do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và đề ra 10 chính sách lớn của Việt Minh, Đại hội cũng đã thông qua lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Quốc Dân Đại hội là từ viết tắt của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc - chính là ý nghĩa của chữ Quốc hội ngày nay. Về bản chất, cũng giống như Quốc hội ngày nay, Quốc dân Đại hội Tân Trào được Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đưa ra chủ trương triệu tập, đã xác định: Đó phải là một cơ cấu đại biểu cho sự chân thành, đoàn kết và hành động nhất trí của toàn thể quốc dân ta để tạo nên sức mạnh dân tộc bên trong và tranh thủ ngoại viện của quốc tế. Dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu, Quốc dân đại hội Tân Trào thể hiện tư tưởng pháp quyền rất cơ bản của một nhà nước do dân làm chủ, tức là phát huy quyền dân chủ. Nhân dân Hà Nội bỏ phiếu bầu QH khóa 1. (Ảnh: Tư liệu) Ông Lê Mậu Hãn, Giáo sư Sử học, Chuyên gia nghiên cứu về lịch sử Nhà nước: Triệu tập Quốc dân Đại hội Tân Trào đêm trước khởi nghĩa là tư tưởng đặc sắc của Hồ Chí Minh của Đảng CS VN của dân tộc VN trong điều kiện lúc bấy giờ đã tạo nên và thắng lợi của Quốc dân Đại hội Tân Trào, thắng lợi của Quốc dân Đại hội là thắng lợi của nhà nước dân chủ do cơ quan đại biểu cao nhất là quốc dân Đại hội, tiền Quốc hội bầu ra. Nhà nước pháp quyền là nhà nước do cơ quan đại biểu cao nhất bầu ra và nó sẽ thực thi quyền đối nội, đối ngoại, sẽ lập nên hiến pháp. Lúc bấy giờ không có quốc dân Đại hội thì khởi nghĩa nổ ra, giá trị sức mạnh dân tộc và sức mạnh pháp quyền của cơ quan quyền lực lúc bấy giờ là Quốc dân Đại hội là 1 đặc sắc của Hồ Chí Minh, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh pháp lý Ông Phù Ninh - Nhà văn, Nhà nghiên cứu lịch sử Tân Trào:… Quốc dân Đại hội Tân Trào là lần đầu tiên nước ta thực hiện dân chủ đối với việc cử ra người đứng đầu đất nước vì chúng ta biết, đất nước ta trải qua 1000 năm phong kiến, chế độ cha truyền con nối tồn tại hàng nghìn năm, đến bây giờ chúng ta có việc cử ra người lãnh đạo đất nước, đây là 1 việc có ý nghĩa to lớn đầu tiên việc ra đời Quốc dân Đại hội và người ta thường so sánh rằng, Quốc dân Đại hội Tân Trào nó là Hội nghị Diên hồng cách mạng, tức là hỏi ý kiến của toàn dân về những vấn đề trọng đại của đất nước. Căn cứ vào cơ chế cơ chế đại diện của Quốc dân Đại hội Tân Trào, có thể khẳng định, lệnh Tổng khởi nghĩa năm 1945 chính là mệnh lệnh của nhân dân, Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam (như chính phủ lâm thời lúc đó) mà Đại hội lập ra cũng chính là quyết định của nhân dân cả nước, Tuyên ngôn độc lập năm 1945 khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng chính là ý chí, nguyện vọng của toàn dân ta. Cũng chính nhờ vậy, cuộc Tổng tuyển cử năm 1946 và Quốc hội đầu tiên của nước ta khi được lập ra đã có tính pháp lý rất cao mà thù trong, giặc ngoài đều không thể phủ nhận. Ông Phù Ninh, Nhà văn, Nhà nghiên cứu lịch sử Tân Trào: … Cái ý nghĩa, bài học của Quốc dân Đại hội Tân Trào còn nguyên giá trị của nó, người dân quyết định vận mệnh của đất nước mình, người dân phải quyết định người thay mặt cho mình điều hành đất nước, với ý nghĩa đó nó còn tồn tại mãi cho đến ngày hôm nay. Tác giả : Thu Trà Ý kiến bạn đọc (0)

Nguồn VTV: http://vtv.vn/article/get/quoc-dan-dai-hoi-tan-trao--0f87aaf871.html