Quan niệm đạo Hiếu trong Phật giáo

Đạo Hiếu trong Phật giáo giúp con người được an lạc hạnh phúc, gia đình hòa thuận, tôn trọng giữa con người với nhau, xã hội hài hòa, cùng hướng đến thế giới hòa bình. Hiếu bộc lộ tấm chân tình đối với thân nhân; 'Hiếu' là trách nhiệm giữa chúng ta mà con người cần phải có; 'Hiếu' là cách đối xử tốt đẹp theo thứ tự, một loại quan hệ thân mật giữa con người với nhau.

3,6K

Đạo Hiếu trong Phật giáo giúp con người được an lạc hạnh phúc, gia đình hòa thuận, tôn trọng giữa con người với nhau, xã hội hài hòa, cùng hướng đến thế giới hòa bình. Hiếu bộc lộ tấm chân tình đối với thân nhân; “Hiếu” là trách nhiệm giữa chúng ta mà con người cần phải có; “Hiếu” là cách đối xử tốt đẹp theo thứ tự, một loại quan hệ thân mật giữa con người với nhau.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 人間福報

Từ khi chúng ta chào đời đã được sự quan tâm đặc biệt của cha mẹ, bất kể giờ khắc đêm ngày lo trông nôm chúng ta. Những lời ân cần nhắc nhở của thầy cô suốt đời không quên, thường xuyên dạy dỗ khuyên bảo, luôn động viên an ủi khi chúng ta gặp phải khó khăn, trong quá trình trưởng thành gặp phải vấp ngã, luôn quan tâm chăm sóc bằng mọi cách đáp ứng nhu cầu cơ bản của cuộc sống.

“Hiếu” (孝) là bộc lộ tấm chân tình đối với thân nhân; “Hiếu” là trách nhiệm giữa chúng ta mà con người cần phải có; “Hiếu” là cách đối xử tốt đẹp theo thứ tự, một loại quan hệ thân mật giữa con người với nhau.

Thời cổ đại Nho gia chủ trương: “Ân đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, khi cha mẹ qua đời con cháu lo mai táng thật chu đáo, sáng thăm tối viếng hầu hạ song thân, làm vui lòng đẹp dạ mẹ cha, cung kính nhu thuận, đây là người con hiếu thảo và là con đường hiếu đạo; Phật giáo cho rằng, hiếu thuận với cha mẹ, báo đáp công đức sinh thành dưỡng dục và thân nhân đây là một trong “tứ đại trọng ân” (四重恩).

Chữ Hiếu không chỉ giới hạn trong tư duy báo đáp công ân cha mẹ hiện đời này; sự hiếu thuận phải bắt đầu từ chính bản thân của mình, sau đó lan rộng đến cộng đồng xã hội, thậm chí rộng khắp đến tất cả chúng sinh, đây là cách báo hiếu tối thượng trong lý tưởng Phật giáo.

“Kinh Trọng Ân Phụ Mẫu Khó Đáp Đền” (父母恩重難報經) có đoạn:

“Giả sử có người vai trái cõng cha, vai mặt cõng mẹ, dù cho thịt nát thấu xương, xương nát thấu tủy, vòng quanh đi khắp núi Tu di, trải trăm nghìn kiếp, máu tuôn thắm đất, cũng không có thể báo đáp được công ơn sâu dày của nhị vị từ phụ hiền mẫu.” Điều đó có thể thấy rằng, Phật giáo rất coi trọng đạo Hiếu.

Trong kinh Đức Phật kể câu chuyện: “Thở xa xưa, bên cạnh dãy núi Tuyết Sơn, Di Hầu vương (Khỉ chúa), thống lĩnh đàn khỉ 500 con. Một người thợ săn đã giăng lưới để vây bắt bầy khỉ, nhưng Di Hầu vương ngay lập tức xé tung lưới và thả tất cả đàn khỉ thoát nạn xui xẻo do bị săn đuổi. Trên đường đi, một con khỉ già chẳng may bị vấp ngã và rơi xuống hố sâu với một con khỉ nhỏ trên lưng. Lúc bấy giờ, Di Hầu vương đã ra lệnh cho tất cả bầy khỉ cùng hợp tác để giải cứu chú khỉ già. Chú khỉ già đã dùng phương thức trò chơi đô mi nô, mỗi con nắm lấy đuôi của con khỉ trước nối dài thẳng tới đáy hố sâu, đồng thời giải cứu cú khỉ già thoát khỏi hố sâu và thoát ly khổ nạn.”

Đức Phật nói với đại chúng: “Di Hầu vương tức là tiền thân của ta, nhờ sự che chở của hiền mẫu mà ta đời đời vượt qua những khó khăn chướng nạn, tự nhiên ta mau chóng thành tựu Phật quả; Mọi người cần phải hiếu thuận phụng dưỡng cha mẹ!”. Đức Phật dạy các môn đồ đệ tử việc hiếu thuận với cha mẹ chẳng những hiện đời này mà còn phải hiếu thuận với cha mẹ quá khứ bảy đời, thậm chí là hiếu thảo với cha mẹ của tất cả chúng sinh.

Vì vậy, ý nghĩ của chữ Hiếu không chỉ giới hạn trong tư duy báo đáp công ân cha mẹ hiện đời này; sự hiếu thuận phải bắt đầu từ chính bản thân của mình, sau đó lan rộng đến cộng đồng xã hội, thậm chí rộng khắp đến tất cả chúng sinh, đây là cách báo hiếu tối thượng trong lý tưởng Phật giáo.

“Hiếu” (孝) là bộc lộ tấm chân tình đối với thân nhân; “Hiếu” là trách nhiệm giữa chúng ta mà con người cần phải có; “Hiếu” là cách đối xử tốt đẹp theo thứ tự, một loại quan hệ thân mật giữa con người với nhau.

Phật giáo đưa ra ba cấp độ: thứ nhất cung phụng đồ ăn ngon ngọt, cho cha mẹ khỏi đói rét thì gọi là tiểu hiếu; thứ hai, làm rạng rỡ tông môn, khiến cho cha mẹ vui vẻ, thơm lây gọi là trung hiếu; thứ ba hướng dẫn cha mẹ quy hướng chính tín, xa lìa phiền não thoát vòng sanh tử, dứt khổ trong tam đồ gọi là đại hiếu.

Phật giáo rất coi trọng đạo Hiếu, Đức Phật dạy các môn đồ của Ngài về đạo Hiếu, chẳng những hết lòng hiếu thuận với cha mẹ hiện đời, mà còn nghĩ đến việc báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ trong quá khứ bảy đời, thậm chí hiếu thuận với cha mẹ của tất cả chúng sinh nữa.

Đức Phật chẳng những giáo dục đệ tử lo tròn bổn phận tận hiếu (hết lòng với cha mẹ), mà bản thân Ngài cũng thực tiễn trong đạo Hiếu. Khi Phụ hoàng của Đức Phật là Đức vua Tịnh Phạn (Suddhodana) là quốc vương của dòng tộc Thích Ca (Sakya), trị vì thành Ca Tỳ La Vệ băng hà, hiếu tử hiền tôn trong hoàng gia, chuẩn bị làm lễ nhập quan rồi tôn trí kim quan trên tòa sư tử, rắc hoa, xông trầm hương cúng dường. Đức Phật cùng Nan Đà cung kính đứng hầu phía trước kim quan, A Nan và La Hầu La (Rāhula) đứng hầu dưới chân kim quan… Lúc sắp làm lễ động quan, Nan Đà, A Nan và La Hầu La đều xin phép Thế Tôn được khiêng một góc quan tài, Đức Phật cũng giống như bao nhiêu người con hiếu khác, Ngài nhớ đến công ơn sinh thành của từ mẫu nên đã rời khỏi Tăng đoàn, lên cung trời Đâu Suất trong 3 tháng để thể hiện lòng kính trọng, sự báo ân, báo hiếu của một người con với mẹ, để thuyết pháp cho mẫu thân. Vì cảm kích ân đức dưỡng dục của Di mẫu Mahà Pajàpatì Gotamì (Ma-ha Ba-xà-ba-đề Kiều-đàm-di), Ngài đã khởi từ bi tâm đặc biệt khai pháp môn phương tiện, chấp nhận cho Di mẫu xuất gia vì lòng tin tuyệt đối vào Tam bảo, tâm tha thiết cầu học Phật pháp, dõng mãnh tu hành mong xuất thế gian, Ngài đã cho phép phụ nữ dòng tộc Thích Ca xuất gia vì thế từ đó trong giáo đoàn Phật giáo có giới Tỳ kheo ni. Đây cũng là dịp tri ân báo ân của Đức Phật đối với người mẹ thứ hai, đã nuôi dưỡng Ngài bằng tất cả tấm lòng của người mẹ ruột khi còn là Đông cung Thái tử.

Đức Phật tuyên thuyết “Kinh Vu Lan Bồn” (盂蘭盆經) thông qua tấm gương hiếu thảo của Tôn giả Mục Kiền Liên, kể từ đó cho đến ngày nay, tứ chúng đệ tử xuất gia, tại gia của Phật sau khi kết thúc khóa an cư kiết hạ của chư tăng, cứ đến ngày rằm tháng 7 Âm lịch là ngày Tự tứ* là ngày chính của lễ hội “Vu Lan Báo Hiếu”, phật tử khắp nơi đều nô nức cử hành lễ trai tăng cầu nguyện Tam bảo cứu độ cửu huyền thất tổ, cha mẹ quá khứ nhiều đời được vãng sinh tịnh độ; cha mẹ còn sinh tiền thì phúc thọ tăng long, Bồ đề tâm kiên cố. Tư tưởng đạo Hiếu trong Phật giáo giúp con người được an lạc hạnh phúc, gia đình hòa thuận, tôn trọng giữa con người với nhau, xã hội hài hòa, cùng hướng đến thế giới hòa bình.

* Tự tứ còn được gọi là tự tứ thỉnh. Tự ở đây có nghĩa là tự mình, tứ là nêu lên và thỉnh có nghĩa là thỉnh cầu. Tự tứ thỉnh chính là tự mình nêu lên những lỗi lầm, và thỉnh cầu Phật Gia chỉ dạy, tha thứ lỗi lầm của mình.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 人間福報

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/quan-niem-dao-hieu-trong-phat-giao.html