Quản lý đô thị: “ Tôi thích mô hình thị trưởng”

Dự thảo đề án "Mô hình tổ chức chính quyền đô thị (CQĐT)" vừa được Bộ Nội vụ đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc của quản lý đô thị hiện nay, đã thu hút sự chú ý của dư luận. Xung quanh vấn đề này, phóng viên ĐĐK đã có cuộc trò chuyện với ông Dương Quang Tung - nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học tổ chức Nhà nước (Bộ Nội vụ).

Ngày càng nhiều những khu đô thị mới

mang đến cho Hà Nội dáng vóc hiện đại

Ảnh: Hoàng Long

Vì sao không bỏ HĐND ở tất cả các cấp?

PV: Thưa ông, về 3 phương án mà Đề án của Bộ Nội vụ vừa đưa ra, cá nhân ông nghiêng về phương án nào?

Ông Dương Quang Tung

- Nghĩa là ông không tán thành việc không tổ chức hội đồng nhân dân (HĐND) ở tất cả các cấp như phương án 2 chỉ nên bỏ HĐND ở 3 cấp quận, huyện, phường như đề xuất ở phương án 1?

- Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải quay lại trả lời câu hỏi tại sao lại có chủ trương thí điểm không tổ chức HĐND ở 3 cấp mà không thí điểm thêm cấp xã, thị xã, thị trấn? Bởi vì việc không tổ chức HĐND chỉ có thể áp dụng thí điểm ở những đơn vị hành chính mà HĐND không có nội dung công việc. Tôi nói HĐND ở 3 cấp quận, huyện, phường không có nội dung công việc là bởi, thực chất đó không phải là những đơn vị hành chính lãnh thổ mà chỉ là đơn vị hành chính người ta chia ra để thực hiện một số công việc quản lý hành chính thuần túy thôi. Cho nên, có thể chia kiểu này, phân kiểu khác tùy thuộc vào yêu cầu quản lý hành chính. Ví dụ thực chất huyện là đơn vị hành chính cấp trung gian giữa tỉnh và xã. Những việc tầm địa phương tỉnh quyết, những việc mang tính chất tự chủ, tự quản của người dân ở cộng đồng làng, xã thì làng, xã quyết. Vì thế, huyện là trung gian không có việc để quyết. Như vậy, 3 cấp quận, huyện, phường không nên tổ chức HĐND. Trong khi đó nếu áp dụng bỏ HĐND ở tất cả các cấp thì không ổn bởi, xã, thị xã, là những đơn vị hành chính buộc phải có cơ quan đại biểu để quyết định những vấn đề riêng của địa phương mình.

Như vậy, không tổ chức HĐND ở 3 cấp này thực chất là để giảm bớt một cơ quan vốn rất ít việc ở địa phương? Tôi cho rằng người dân không quan tâm giảm một cơ quan hay một số cơ quan mà vấn đề là hiệu lực, hiệu quản lý của bộ máy thế nào, có đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người dân hay không khi họ mất đi một cơ quan đại diện cho mình?

- Theo tôi, việc không tổ chức HĐND ở 3 cấp này không chỉ là tiết kiệm được một khoản kinh phí cho Nhà nước mà nó sẽ làm cho bộ máy chính quyền đô thị vận hành nhanh nhạy, thông suốt hơn. Tức là góp phần làm tăng hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu, nguyện vọng của người dân.

Việc không tổ chức HĐND không có nghĩa không còn cơ quan giám sát hoạt động của quận, huyện, phường nữa. Bởi vì thực chất bộ máy hành chính quận, huyện, phường chỉ là đại diện cho chính quyền thành phố vì thế không tổ chức HĐND quận, huyện, phường về mặt giám sát nhà nước vẫn có HĐND thành phố giám sát. Như vậy, về nguyên lý, người dân vẫn có thể thông qua những đại điện này để thực hiện quyền của mình.

Lâu nay trong thực tế HĐND ở không ít cấp đang hoạt động một cách hình thức, đặc biệt ở cấp trung gian như tôi nói ở trên. Vì vậy, không lo chuyện không tổ chức HĐND người dân không được thực hiện chức năng giám sát. Bởi khi người dân bầu đại biểu 4 cấp đại diện cho mình có bỏ một cấp vẫn còn 3 cấp. Vấn đề là tổ chức như thế nào để tiếp nhận tâm tư nguyện vọng của người dân. Nhiều người dân bảo gặp "ông hội đồng” xã còn khó huống hồ chạy lên quận, huyện. Điều này là do phương thức hoạt động của HĐND chứ không phải do không có HĐND. Cơ chế để thực hiện quyền giám sát của người dân, cơ chế tổ chức hoạt động của cơ quan đại biểu của dân là HĐND còn bất hợp lý. Đây là điều chúng ta cần khắc phục trong tương lai.

Bùng nổ đô thị cần một "chiếc áo” mới

Ảnh: Hoàng Long

Chính quyền địa phương, khoảng trống trong Hiến pháp

Hiện cả nước đang sôi nổi góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, theo ông vấn đề chính quyền địa phương đã được nói một cách thỏa đáng trong Hiến pháp?

- Hiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 vẫn còn bỏ một khoảng trống về chính quyền địa phương. Thậm chí, vấn đề này lại chưa được quy định rõ bằng Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND. Cần làm rõ quan điểm HĐND là cơ quan đại biểu của dân ở địa phương, quyết định những vấn đề của địa phương. Vấn đề này Hiến pháp năm 1946 nói rất rõ. Hay trách nhiệm của UBND thế nào cũng chưa được quy định rõ trong Hiến pháp. Tóm lại Hiến pháp phải quy định rõ những công việc mà UBND phải làm đó là, tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách nhà nước trên địa bàn nhưng cũng đồng thời phải đáp ứng những nhu cầu lợi ích của người dân địa phương thông qua những dịch vụ công. Đặc biệt, vấn đề chính quyền địa phương trong Hiến pháp phải mở rộng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương và trách nhiệm này phải đặt lên vai 2 cơ quan là HĐND và UBND.

- Ông rất mong có một chính quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm được quy định trong Hiến pháp. Vậy thưa ông, tại sao quan điểm của ông lại không nghiêng hẳn về phương án 3 trong Dự thảo Đề án "Mô hình tổ chức chính quyền đô thị”. Đó là mô hình thị trưởng. Chúng ta đều biết mô hình đó được áp dụng từ rất lâu ở nhiều nước phát triển trên thế giới?

Việc không tổ chức HĐND không có nghĩa không còn cơ quan giám sát hoạt động của quận, huyện, phường nữa. Bởi vì thực chất bộ máy hành chính quận, huyện, phường chỉ là đại diện cho chính quyền thành phố vì thế không tổ chức HĐND quận, huyện, phường về mặt giám sát nhà nước vẫn có HĐND thành phố giám sát. Như vậy, về nguyên lý, người dân vẫn có thể thông qua những đại điện này để thực hiện quyền của mình.

- Tôi rất thích mô hình thị trưởng tự chịu trách nhiệm. Từ năm 1999 tại một hội thảo do Hiệp hội đô thị Huế tổ chức tôi đã kiến nghị áp dụng theo mô hình này. Tuy nhiên, nếu bảo lựa chọn theo phương án nào trong 3 phương án Bộ Nội vụ trình Chính phủ tôi vẫn không nghiêng hẳn về phương án 3 bởi nó không tương thích với 2 phương án đầu. Phương án 3 thực chất là phương án của bộ máy hành chính thôi. Kể cả bỏ HĐND ở tất cả đơn vị hành chính trực thuộc đô thị hoặc chỉ có HĐND ở TP, thị xã vẫn có thể áp dụng phương án 3 để quản lý đô thị. Có nghĩa phương án 1, 2 đều có thể chuyển áp dụng phần quản lý hành chính theo phương án 3. Cho nên, cái bất hợp lý của 3 phương án này các chuyên gia đã góp ý rồi, nhưng cơ quan soạn thảo không sửa. Rõ ràng, phương án 3 không tương thích 2 phương án đầu. Phương án 1, 2 nói ở chỗ nào có HĐND, còn phương án 3 lại nói mô hình ủy ban hành chính hay thị trưởng. Ủy ban hành chính là điều hành tập thể còn thị trưởng là điều hành theo chế độ thủ trưởng hành chính. Tôi cho rằng, nên kết hợp cả 2 phương án 1 và 3 đó là, không tổ chức HĐND ở 3 cấp và áp dụng chế độ thủ trưởng quản lý, tránh quản lý tập thể kiểu trách nhiệm hòa cả làng như hiện nay.

Thưa ông, việc thay đổi mô hình quản lý đô thị theo cách mà ông vừa nói có làm hệ thống tổ chức bộ máy của chúng ta thay đổi nhiều không? Nhiều người băn khoăn nếu áp dụng mô hình thị trưởng thì vai trò của cấp ủy sẽ thế nào?

- Hiện rất nhiều người băn khoăn, nếu không tổ chức HĐND thì tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị địa phương đó thế nào? Theo tôi, áp dụng mô hình này không ảnh hưởng gì nhiều. Thực ra, nếu Đảng làm đúng vai của mình đó là, định hướng, kiểm tra, chuẩn bị đào tạo bồi dưỡng cán bộ để giới thiệu chứ không làm thay việc của HĐND thì vẫn vậy thôi, không có thay đổi nhiều. Nếu làm thay việc của người khác mới lo mất việc. Còn mô hình thị trưởng thì thực chất chính là chuyện nhất thể hóa thôi. Bộ máy sẽ vừa gọn nhẹ mà điều hành công việc cũng sẽ thông suốt hơn.

Không lo chuyện dôi dư cán bộ

Trở lại câu chuyện gọn nhẹ bộ máy, một vấn đề đặt ra khi không còn cấp HĐND khiến không ít đại biểu HĐND lo ngại đó là biên chế dôi dư?

- Thực ra, biên chế của HĐND không nhiều. HĐND quận, phường có một số thường trực. Chủ tịch thường là do bí thư và phó bí thư kiêm rồi. Chỉ có phó chủ tịch thường trực và một vài chuyên viên giúp việc, bộ máy HĐND chuyên trách rất ít nên không ngại.

Trân trọng cảm ơn ông!

Ủy ban hành chính là điều hành tập thể còn thị trưởng là điều hành theo chế độ thủ trưởng hành chính. Tôi cho rằng, nên kết hợp cả 2 phương án 1 và 3 đó là, không tổ chức HĐND ở 3 cấp và áp dụng chế độ thủ trưởng quản lý, tránh quản lý tập thể kiểu trách nhiệm hòa cả làng như hiện nay.

Khánh Ly (thực hiện)

Nguồn Đại Đoàn Kết: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=61970&menu=1434&style=1