Quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm và kết nối tiêu thụ sản phẩm

Nhằm thúc đẩy kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm trong tỉnh, Hội Nông dân tỉnh vừa có Công văn số 339-CV/HNDT về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) và kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Nhằm thúc đẩy kết nối, tiêu thụ sản phẩm nông sản, thực phẩm trong tỉnh, Hội Nông dân tỉnh vừa có Công văn số 339-CV/HNDT về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) và kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Nông dân xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) nuôi gà lấy trứng theo phương pháp an toàn sinh học.

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đề nghị Hội Nông dân các huyện, thành phố tiếp tục đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, hội viên nông dân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh, đặc biệt là chính sách về quản lý chất lượng, ATTP và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.

Tuyên truyền, hướng dẫn, phối hợp kiểm tra hội viên, nông dân tuân thủ quy trình theo quy định về ATTP, đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là quy định, chất lượng sản phẩm để phục vụ xuất khẩu nông sản; việc sử dụng vật tư nông nghiệp (VTNN) và kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tuyên truyền, hướng dẫn hội viên, nông dân tuân thủ quy trình thực hiện nông nghiệp tốt (GAP), hữu cơ, ISO, HACCP đã được chứng nhận. Tuân thủ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khánh sinh trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; kiểm tra, giám sát mã vùng trồng theo nhiệm vụ được giao.

Phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát về chất lượng VTNN, ATTP nông, lâm, thủy sản theo kế hoạch. Tập trung vào các nhóm đối tượng là đầu mối vận chuyển, kinh doanh VTNN, sản phẩm, nông sản từ các tỉnh khác để phân phối và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, chú trọng các nhóm có nguy cơ cao gây mất ATTP. Đảm bảo đúng quy định của pháp luật, tránh chồng chéo, trùng lặp về nội dung, đối tượng và thời gian theo quy định...

Tuyên truyền, vận động, giới thiệu hội viên, nông dân các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh tăng cường tiêu thụ sản phẩm từ các chuỗi liên kết sản xuất, sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu được sản xuất trên địa bàn tỉnh. Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ sinh thông tin, bán hàng trên các nền tảng số cho hội viên nông dân, đơn vị sản xuất - kinh doanh (SX-KD) nông sản và tham gia giới thiểu sản phẩm.

Phối hợp tổ chức, tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản, đặc biệt là những nông sản có số lượng lớn như: cây có múi, mía tím, rau củ quả các loại, cá sông Đà… hỗ trợ các cơ sở SX-KD của hội viên, nông dân tham gia các hội chợ, tuần lễ, diễn đàn tại các tỉnh, thành phố.

Phối hợp các đơn vị liên quan tìm hiểu, cập nhật thông tin về sản phẩm, thị yếu, nhu cầu của khách hàng và các rào cản kỹ thuật tại thị trường nước ngoài để tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở SX-KD của hội viên nông dân xây dựng kế hoạch sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và đáp ứng được chất lượng sản phẩm để xuất khẩu.

Tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu. Duy trì, đảm bảo các hoạt động cung ứng VTNN thiết yếu, không để tình trạng khan hiếm nguồn hàng phục vụ sản xuất...

T.H (TH)

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/187753/quan-ly-chat-luong,-an-toan-thuc-pham-va-ket-noi-tieu-thu-san-pham.htm