Quản lý, bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long

Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long là một vùng đất ngập nước nội địa nguyên vẹn còn sót lại ở đồng bằng sông Hồng, bao gồm các dòng sông, hồ nước nông và thảm thực vật ngập nước phong phú, mang các đặc tính sinh thái đặc thù đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên độc đáo. Để bảo tồn thiên nhiên và giá trị đa dạng sinh học ở nơi đây, những năm qua các cấp, các ngành và người dân sống ở khu vực xung quanh đã tích cực bảo vệ, cải thiện môi trường sống của các loài động thực vật, giữ lại những nét hoang sơ vốn có của Vân Long.

Du khách tham quan Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Ảnh: Anh Tuấn

Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long có tổng diệntích 2.736 ha, thuộc địa giới hành chính 7 xã của huyện Gia Viễn. Theo nghiêncứu của các nhà khoa học, hệ sinh thái thực vật tại Vân Long có 722 loài, trongđó có 687 loài thực vật bậc cao và 35 loài thực vật thủy sinh.

Đặc biệt có 8loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam. Hệ động vật có 39 loài, 19 họ, 8 bộ thú,trong đó có 12 loài động vật quý hiếm. Khu bảo tồn được bao bọc bởi một hệthống đá vôi rất nổi tiếng với hệ thống hang động đẹp và thảm thực vật đặctrưng cho hệ sinh thái núi đá vôi, là môi trường sống chính của loài voọc môngtrắng, một trong những loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức toàncầu và chỉ còn ở Việt Nam.

Ngoài ra, Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước VânLong còn là nơi cư trú và sinh sản quan trọng của nhiều loài thủy sinh và lànơi cư trú các loài chim nước. Khu vực này đạt 2 kỷ lục về thiên nhiên của ViệtNam là “Khu bảo tồn có đàn voọc lớn nhất Việt Nam” và “Khu vực có bức tranh tựnhiên lớn nhất Việt Nam - bức tranh núi mèo cào”.

Đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Rừng đặc dụng Hoa Lư - VânLong cho biết: Để bảo vệ tính đa dạng sinh học của Khu Bảo tồn thiên nhiên đấtngập nước Vân Long, Ban Quản lý đã phối hợp chặt chẽ với các xã, với huyện GiaViễn xây dựng ranh giới, cắm mốc, thống kê các loại đất trong khu vực, khôngthực hiện di dân và lấy chính người dân làm hạt nhân nòng cốt để thực hiện mụctiêu bảo tồn bền vững.

Đồng thời thực hiện tốt công tác trồng mới và bảo vệrừng, bảo vệ các nguồn gen quý hiếm. Tính từ năm 2001 đến nay, đã có hơn 40 harừng được trồng mới tại Vân Long, trong đó 3 ha rừng là cây bản địa được trồng,khoanh nuôi để tăng cường thức ăn cho loài Voọc.

Tỷ lệ che phủ rừng tốt đã tạomôi trường sinh sống cho các loài động thực vật, làm giá đỡ cho các loài chimsinh trưởng phát triển. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành chức năng đã chú trọngcông tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về đa dạng sinhhọc.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với một số tổ chức phi chính phủ triển khai nhiêùchương trình, đề tài, dự án khoa học về bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển tínhđa dạng sinh học ở Vân Long. Đặc biệt, thông qua sự hợp tác với Hội Động vậthọc Frankfurt số lượng cá thể Voọc mông trắng ngày càng tăng, sinh trưởng vàphát triển tốt.

Theo thống kê sơ bộ, nếu như năm 2001 mới chỉ có hơn 40 cá thểVoọc mông trắng thì đến nay đã có trên 180 cá thể sinh sống ở Vân Long. Vơínhững kết quả đạt được trong công tác bảo tồn, phát triển đàn Voọc, năm 2010Trung tâm Kỷ lục sách Việt Nam đã công nhận Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngậpnước Vân Long là “Nơi có số lượng cá thể Voọc mông trắng nhiều nhất Việt Nam”.

Cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, các ngành, cáctổ chức phi chính phủ, người dân đã thực sự nâng cao nhận thức, gắn phát triểndu lịch với công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh của Khu bảotồn.

Ông Trần Xuân Quang, Giám đốc HTX dịch vụ Vân Long cho biết: Bảo vệ cảnhquan môi trường và tính đa dạng sinh học của Vân Long có vai trò quan trọngtrong việc phát triển du lịch, phát triển kinh tế- xã hội, tạo việc làm và nângcao thu nhập cho người dân. Xác định đươc điều đó, những năm qua chính quyền vàngười dân của địa phương rất chú trọng thực hiện các biện pháp bảo vệ môitrường, bảo vệ nét hoang sơ của Vân Long. Kể từ khi thành lập đến nay không cóhộ dân nào chặt phá cây, lấy đá cảnh, săn bắn động vật và chim nước trái phép.

Bên cạnh đó, người dân tham gia chèo đò trở khách du lịch đã trở thành nhữngtuyên truyền viên tích cực về bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh họccủa Khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long.

Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và của chínhngười dân, công tác bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn được thiết lập, tính đa dạngsinh học ngày càng được nâng lên, cảnh quan danh thắng ngày càng được tôn tạo.Đặc biệt năm 2019 Khu Bảo tồn thiênnhiên đất ngập nước Vân Long đã được Ban thư ký Công ước Ramsar trao bằng côngnhận là khu Ramsar thứ 9 của Việt Nam.

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới cáccấp, các ngành của tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dụcnâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việcbảo tồn và phát huy những giá trị đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước trongphát triển du lịch, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác khu vực và quốc tế, huy động các nguồn lực về tàichính để tăng cường công tác điều tra, thống kê, kiểm kê, đánh giá hiện trạng đadạng sinh học, đánh giá các hệ sinh thái, loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếmđược ưu tiên bảo vệ và nguồn gen bị suy thoái tại Khu Bảo tồn. Trên cơ sở đó,có những biện pháp cụ thể để bảo vệ, bồn tồn tính đa dạng sinh học vốn có nơiđây.

Ngoài ra, các cấp, ngành tiếp tục phối hợp tăng cường hơn nữa công tácthanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong lĩnhvực đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và ngăn chặn tình trạng buôn bán tráiphép động vật hoang dã, xử lý nghiêm các vi phạm về bảo vệ môi trường.

Hồng Giang

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/quan-ly-bao-ton-phat-trien-va-su-dung-ben-vung-khu-bao-ton-thien-nhien-dat-ngap-nuoc-van-long-2020060508157833p2c20.htm