Quân đội Nhật Bản vượt qua Vạn Lý Trường Thành như thế nào? (P1)

Trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật năm 1933, Vạn Lý Trường Thành giúp cho chính quyền Trung Hoa Dân Quốc thời gian vừa đủ để ngăn chặn một cuộc tấn công vào Bắc Kinh của quân đội đế quốc Nhật Bản.

 Vạn Lý Trường Thành là những bức tường làm bằng đất, đá, trước đó đã xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ ba trước Công nguyên; là được xây dựng từ thế kỷ XIV, do triều đình nhà Minh thực hiện.

Vạn Lý Trường Thành là những bức tường làm bằng đất, đá, trước đó đã xuất hiện ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ ba trước Công nguyên; là được xây dựng từ thế kỷ XIV, do triều đình nhà Minh thực hiện.

Đây thực ra không phải là một bức tường khổng lồ nối liền, mà là một loạt các bức tường trải dài trên các đồi, núi quan trọng, với những khoảng trống được lấp đầy bởi các chướng ngại vật tự nhiên và hào.

Đây thực ra không phải là một bức tường khổng lồ nối liền, mà là một loạt các bức tường trải dài trên các đồi, núi quan trọng, với những khoảng trống được lấp đầy bởi các chướng ngại vật tự nhiên và hào.

Hơn nữa, các con đèo quan trọng, thường được bảo vệ bởi nhiều bức tường; do đó các lực lượng phòng ngự có thể lùi về tuyến thứ hai kiên cố, nếu tuyến đầu tiên bị chọc thủng.

Hơn nữa, các con đèo quan trọng, thường được bảo vệ bởi nhiều bức tường; do đó các lực lượng phòng ngự có thể lùi về tuyến thứ hai kiên cố, nếu tuyến đầu tiên bị chọc thủng.

Vạn Lý Trường Thành chắc chắn là một chướng ngại vật đáng gờm đối với những kỵ binh được trang bị giáo và cung. Đầu thập niên 1930, Vạn Lý Trường Thành cũng được sử dụng trong một trận chiến phòng thủ tuyệt vọng, chống lại Quân đội Đế quốc Nhật Bản được trang bị xe tăng, máy bay, tàu khu trục và súng máy.

Vạn Lý Trường Thành chắc chắn là một chướng ngại vật đáng gờm đối với những kỵ binh được trang bị giáo và cung. Đầu thập niên 1930, Vạn Lý Trường Thành cũng được sử dụng trong một trận chiến phòng thủ tuyệt vọng, chống lại Quân đội Đế quốc Nhật Bản được trang bị xe tăng, máy bay, tàu khu trục và súng máy.

Tiền đồn ở cực đông bắc của Vạn Lý Trường Thành được gọi là Sơn Hải Quan, kéo dài đến biển Bột Hải. Vào ngày đầu năm mới năm 1933, một kẻ vô danh (rất có thể là chính người Nhật), đã ném lựu đạn và bắn chỉ thiên tại Sơn Hải Quan. Nhật Bản yêu cầu quân đội Trung Quốc rút khỏi Vạn lý trường thành vì các hành động "khủng bố". Yêu cầu đó không được thực hiện, chiến tranh Trung - Nhật lần 1 bắt đầu.

Tiền đồn ở cực đông bắc của Vạn Lý Trường Thành được gọi là Sơn Hải Quan, kéo dài đến biển Bột Hải. Vào ngày đầu năm mới năm 1933, một kẻ vô danh (rất có thể là chính người Nhật), đã ném lựu đạn và bắn chỉ thiên tại Sơn Hải Quan. Nhật Bản yêu cầu quân đội Trung Quốc rút khỏi Vạn lý trường thành vì các hành động "khủng bố". Yêu cầu đó không được thực hiện, chiến tranh Trung - Nhật lần 1 bắt đầu.

Sáng hôm sau, các tàu khu trục Fuyō và Karukaya của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, thuộc Hạm đội Viễn chinh số 2 bắt đầu bắn phá các bức tường cao 45m của Sơn Hải Quan bằng pháo 120mm. Cuộc bắn phá có sự tham gia của 19 khẩu pháo dã chiến và bốn đoàn tàu bọc thép, trong khi 6 chiếc máy bay ném bom, bắn phá các thành lũy bằng bom phá.

Sáng hôm sau, các tàu khu trục Fuyō và Karukaya của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, thuộc Hạm đội Viễn chinh số 2 bắt đầu bắn phá các bức tường cao 45m của Sơn Hải Quan bằng pháo 120mm. Cuộc bắn phá có sự tham gia của 19 khẩu pháo dã chiến và bốn đoàn tàu bọc thép, trong khi 6 chiếc máy bay ném bom, bắn phá các thành lũy bằng bom phá.

Trong khi đó, bộ binh thuộc Sư đoàn 8 của quân đội Nhật Bản, đã thiết lập đầu cầu để vượt tường thành, bao vây và xông vào các thành lũy, trong khi ba xe tăng I-Go Kiểu 89, mới tham chiến lần đầu tiên, hỗ trợ hỏa lực bằng pháo 57mm và súng máy trên xe.

Trong khi đó, bộ binh thuộc Sư đoàn 8 của quân đội Nhật Bản, đã thiết lập đầu cầu để vượt tường thành, bao vây và xông vào các thành lũy, trong khi ba xe tăng I-Go Kiểu 89, mới tham chiến lần đầu tiên, hỗ trợ hỏa lực bằng pháo 57mm và súng máy trên xe.

Quân đội Trung Quốc phòng ngự tại đây là Trung đoàn 626 đã bị đánh thiệt hại nặng do trang bị quá kém, khi chỉ một số được trang bị súng trường và một ít súng máy hạng nhẹ, thậm chí một số binh lính chỉ được trang bị súng ngắn và đao. Vũ khí nặng nhất của họ là một số ít súng máy Maxim và súng cối hạng nhẹ, do vậy phải rút lui vào cuối ngày.

Quân đội Trung Quốc phòng ngự tại đây là Trung đoàn 626 đã bị đánh thiệt hại nặng do trang bị quá kém, khi chỉ một số được trang bị súng trường và một ít súng máy hạng nhẹ, thậm chí một số binh lính chỉ được trang bị súng ngắn và đao. Vũ khí nặng nhất của họ là một số ít súng máy Maxim và súng cối hạng nhẹ, do vậy phải rút lui vào cuối ngày.

Vào ngày 23/2/1933, Toàn quyền Nhật tại Trung Quốc Muto Nobuyoshi bắt tay vào giai đoạn tiếp theo của Chiến dịch Nekka, nhằm chiếm tỉnh Nhiệt Hà (còn được gọi là Jahol), nằm ở phía đông bắc của Bắc Kinh. Mặc dù trước đó, Nhật Bản đã cố gắng mua chuộc người đứng đầu chính quyền ở đây, nhưng không thành công.

Vào ngày 23/2/1933, Toàn quyền Nhật tại Trung Quốc Muto Nobuyoshi bắt tay vào giai đoạn tiếp theo của Chiến dịch Nekka, nhằm chiếm tỉnh Nhiệt Hà (còn được gọi là Jahol), nằm ở phía đông bắc của Bắc Kinh. Mặc dù trước đó, Nhật Bản đã cố gắng mua chuộc người đứng đầu chính quyền ở đây, nhưng không thành công.

Để thực hiện cuộc tấn công, Nobuyoshi đã sử dụng Sư đoàn bộ binh Số 6 và Số 8, một tiểu đoàn kỵ binh và hai lữ đoàn bộ binh độc lập, Đại đội xe tăng số 1, được trang bị 11 xe tăng Kiểu 89 và xe tăng Kiểu 92 hạng nhẹ. Chính quyền bù nhìn Mãn Châu góp 42.000 quân, phối hợp với quân đội Nhật Bản.

Để thực hiện cuộc tấn công, Nobuyoshi đã sử dụng Sư đoàn bộ binh Số 6 và Số 8, một tiểu đoàn kỵ binh và hai lữ đoàn bộ binh độc lập, Đại đội xe tăng số 1, được trang bị 11 xe tăng Kiểu 89 và xe tăng Kiểu 92 hạng nhẹ. Chính quyền bù nhìn Mãn Châu góp 42.000 quân, phối hợp với quân đội Nhật Bản.

Trương Học Lương, chỉ huy Quân đội Đông Bắc của Quốc dân đảng, khi đó đang nghiện thuốc phiện, và khả năng chỉ huy của ông kém hiệu quả đến mức, kỵ binh và xe tăng Nhật Bản chiếm được tỉnh Trường Đức chỉ trong 9 ngày; Trương Học Lương chạy trốn, chỉ mang theo một đoàn xe chở đầy thuốc phiện và của cải.

Trương Học Lương, chỉ huy Quân đội Đông Bắc của Quốc dân đảng, khi đó đang nghiện thuốc phiện, và khả năng chỉ huy của ông kém hiệu quả đến mức, kỵ binh và xe tăng Nhật Bản chiếm được tỉnh Trường Đức chỉ trong 9 ngày; Trương Học Lương chạy trốn, chỉ mang theo một đoàn xe chở đầy thuốc phiện và của cải.

Sau đó, Nobuyoshi ra lệnh cho quân của mình xoay trục về phía nam, nhận thấy phản ứng chậm chạp của Trung Quốc, đã tạo cơ hội cho quân Nhật phá bỏ hệ thống phòng thủ xung quanh Bắc Kinh. Tuy nhiên quân Nhật phải đối mặt với bốn quả đồi, nằm dọc theo một vành đai kiên cố của các công sự tại Vạn Lý Trường Thành.

Sau đó, Nobuyoshi ra lệnh cho quân của mình xoay trục về phía nam, nhận thấy phản ứng chậm chạp của Trung Quốc, đã tạo cơ hội cho quân Nhật phá bỏ hệ thống phòng thủ xung quanh Bắc Kinh. Tuy nhiên quân Nhật phải đối mặt với bốn quả đồi, nằm dọc theo một vành đai kiên cố của các công sự tại Vạn Lý Trường Thành.

Các công sự trên Vạn lý trường thành mà Quân đội Nhật Bản phải vượt qua tính từ tây sang đông, đó là Cổ Bắc Khẩu, Hỉ Phong Khẩu, Lãnh Khẩu và Giới Lĩnh Khẩu. Do các công sự nằm giữa những ngọn núi cực kỳ dốc, quân đội Nhật Bản sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tấn công trực diện theo kiểu đánh công kiên. Nguồn ảnh: QQ (Còn nữa).

Các công sự trên Vạn lý trường thành mà Quân đội Nhật Bản phải vượt qua tính từ tây sang đông, đó là Cổ Bắc Khẩu, Hỉ Phong Khẩu, Lãnh Khẩu và Giới Lĩnh Khẩu. Do các công sự nằm giữa những ngọn núi cực kỳ dốc, quân đội Nhật Bản sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tấn công trực diện theo kiểu đánh công kiên. Nguồn ảnh: QQ (Còn nữa).

Cuộc đối đầu không cân sức giữa quân đội Nhật và quân đội Trung Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn: TheArchive.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/quan-doi-nhat-ban-vuot-qua-van-ly-truong-thanh-nhu-the-nao-p1-1533940.html