Phát triển thị trường vàng bền vững trong bối cảnh thế giới bất định

Ngay sau báo cáo Triển vọng Kinh tế Việt Nam 2024 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR và phần thảo luận về kinh tế Việt Nam 2024 là tọa đàm chuyên đề với nội dung đang rất nóng trên thị trường thời gian gần đây - 'Phát triển thị trường vàng bền vững trong bối cảnh thế giới bất định'.

Giá vàng trong nước liên tục phá vỡ các mốc giá quan trọng và đạt mức đỉnh cao nhất 92,4 triệu đồng/lượng, liên tiếp các cuộc họp, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ được đưa ra. Cuối cùng, vào đầu tháng 4, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện giải pháp đấu thầu vàng miếng để tăng cung cho thị trường. Nhưng cứ sau mỗi phiên đấu thầu, giá vàng miếng lại có chiều hướng tăng vọt. Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã bàn luận về các giải pháp đang được thực hiện cũng như đề xuất giải pháp để bình ổn và phát triển thị trường vàng.

Cho đến nay, đã có 7 phiên đấu thầu vàng miếng với 4 phiên thành công. Giá trúng thầu tăng qua mỗi lần đấu, từ khoảng 81 triệu đến 89 triệu đồng/lượng. GS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng, ở góc độ nào đó, việc đấu thầu còn là tác nhân đẩy giá vàng lên cao hơn bởi việc lấy giá thị trường trong nước làm giá tham chiếu.

Như vậy giá tham chiếu không thể lấy giá thị trường trong nước mà phải lấy ra quốc tế cộng với thuế cộng chi phí nhập khẩu. Đấu thầu xong với giá này anh bán ra cảnh sát với giá đó cho người tiêu dùng thì anh là người thắng thầu.”

Nhắc lại câu chuyện từ những năm 2009 khi Nhà nước cho phép các NHTM nhận gửi vàng và cho vay bằng vàng, dẫn đến việc có ngân hàng lợi dụng lấy vàng đó đi kinh doanh. Điều đó đã tạo nên sự hỗn loạn cả về phương tiện thanh toán và thương mại. Đúng lúc lạm phát cao, khủng hoảng tài chính khiến thị trường hoảng loạn. Và vàng hóa trở thành nỗi ám ảnh cho đến tận bây giờ. Tuy nhiên, theo TS Lê Xuân Nghĩa, hiện tượng vàng hóa chỉ diễn ra khi vàng được coi như tiền gửi trong ngân hàng.

Chính bởi không lo ngại vàng hóa, các chuyên gia đều cho rằng cần thiết bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, bỏ độc quyền xuất nhập khẩu vàng nguyên liệu để bình ổn và phát triển thị trường vàng.

Các chuyên gia đều đồng tình về việc quản lý xuất nhập vàng bằng thuế bởi đây được coi là công cụ mạnh mẽ và hữu hiệu nhất.

Với tính toán của Hiệp hội vàng Việt Nam, mỗi năm nước ta có nhu cầu nhập khẩu 50 tấn vàng, tương đương khoảng 3 triệu USD. Số lượng này được cho là không lớn, chưa bằng 1/5 số lượng kiều hối gửi về VN hàng năm. Bởi vậy, không quá lo ngại về việc nhập khẩu vàng ảnh hưởng tới tỷ giá hay chảy máu ngoại tệ.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/phat-trien-thi-truong-vang-ben-vung-trong-boi-canh-the-gioi-bat-dinh-222525.htm