Phát lộ di tích 2 cổng gạch khi di dời dân cư Thượng Thành

Cổng cao 70 cm, rộng 60 cm, đủ cho một người đi qua. Cổng được xây dựng theo hình thức cổng vòm với bảy lớp gạch có giật cấp, phía dưới là những tảng đá xanh còn khá nguyên vẹn.

 Trong quá trình di dời dân cư khu vực Thượng Thành của kinh thành Huế, cơ quan chức năng đã phát hiện 2 cửa nhỏ gần cầu Lương Y - Đông thành thủy quan (phường Thuận Lộc, TP Huế) có giá trị kiến trúc và quân sự dưới thời Nguyễn.

Trong quá trình di dời dân cư khu vực Thượng Thành của kinh thành Huế, cơ quan chức năng đã phát hiện 2 cửa nhỏ gần cầu Lương Y - Đông thành thủy quan (phường Thuận Lộc, TP Huế) có giá trị kiến trúc và quân sự dưới thời Nguyễn.

 Cổng cao 70 cm, rộng 60 cm được xây dựng theo hình thức cổng vòm với bảy lớp gạch có giật cấp, phía dưới là những tảng đá xanh còn khá nguyên vẹn. Qua cổng ra ngoài thành là đường phòng lộ tiếp giáp với sông Ngự Hà và hào Hộ Thành.

Cổng cao 70 cm, rộng 60 cm được xây dựng theo hình thức cổng vòm với bảy lớp gạch có giật cấp, phía dưới là những tảng đá xanh còn khá nguyên vẹn. Qua cổng ra ngoài thành là đường phòng lộ tiếp giáp với sông Ngự Hà và hào Hộ Thành.

 Khu vực di tích cổng nhỏ phía nam cầu Lương Y là nơi có 2 hộ dân sinh sống (trước khi di dời). Khu vực cổng trở thành một bộ phận của nhà dân và chỉ được phát hiện khi giải phóng di dời nhà. Để bảo vệ công trình để có phương án tu bổ, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã cho cắm biển cảnh báo người dân khi thu dọn dải hạ tháo dỡ nhà cửa.

Khu vực di tích cổng nhỏ phía nam cầu Lương Y là nơi có 2 hộ dân sinh sống (trước khi di dời). Khu vực cổng trở thành một bộ phận của nhà dân và chỉ được phát hiện khi giải phóng di dời nhà. Để bảo vệ công trình để có phương án tu bổ, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã cho cắm biển cảnh báo người dân khi thu dọn dải hạ tháo dỡ nhà cửa.

 Đánh giá về việc phát hiện 2 công trình kiến trúc này, Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng việc phát hiện chi tiết phòng thủ liên quan đến Đông thành thủy quan có rất đặc biệt, bổ sung thêm thông tin liên quan có giá trị đối với kinh thành Huế.

Đánh giá về việc phát hiện 2 công trình kiến trúc này, Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng việc phát hiện chi tiết phòng thủ liên quan đến Đông thành thủy quan có rất đặc biệt, bổ sung thêm thông tin liên quan có giá trị đối với kinh thành Huế.

 Theo ông Hoa, khu vực Đông thành thủy quan là trọng điểm phòng thủ bảo vệ dưới thời nhà Nguyễn. Trên tấm bia Ngự Hà do vua Minh Mạng viết thì khu vực Đông thành thủy quan được cho xây lại cầu bằng đá, có trổ 13 pháo nhãn đặt súng phòng thủ theo đường sông. Tuy nhiên, tư liệu này không đề cập gì đến 2 cổng thành nhỏ này. "Có thể do tính chất bí mật phòng thủ quân sự, nhà vua đã không nhắc đến chi tiết này hoặc khi làm tấm bia thì 2 cổng này chưa được xây dựng", ông Hoa, nhận định.

Theo ông Hoa, khu vực Đông thành thủy quan là trọng điểm phòng thủ bảo vệ dưới thời nhà Nguyễn. Trên tấm bia Ngự Hà do vua Minh Mạng viết thì khu vực Đông thành thủy quan được cho xây lại cầu bằng đá, có trổ 13 pháo nhãn đặt súng phòng thủ theo đường sông. Tuy nhiên, tư liệu này không đề cập gì đến 2 cổng thành nhỏ này. "Có thể do tính chất bí mật phòng thủ quân sự, nhà vua đã không nhắc đến chi tiết này hoặc khi làm tấm bia thì 2 cổng này chưa được xây dựng", ông Hoa, nhận định.

 Ông Hoa cho hay một tài liệu của linh mục Léopold Michel Cadìere viết về kinh thành Huế cho thấy khu vực Đông thành thủy quan có lực lượng quân đội nhà Nguyễn bảo vệ có tên "Long võ hữu vệ". Điều này cho chúng ta thêm thông tin là ở đây có đơn vị quân đội đóng quân bảo vệ cửa sông.

Ông Hoa cho hay một tài liệu của linh mục Léopold Michel Cadìere viết về kinh thành Huế cho thấy khu vực Đông thành thủy quan có lực lượng quân đội nhà Nguyễn bảo vệ có tên "Long võ hữu vệ". Điều này cho chúng ta thêm thông tin là ở đây có đơn vị quân đội đóng quân bảo vệ cửa sông.

 Ngoài yếu tố về mặt quân sự, 2 công trình cổng nhỏ được xây dựng có tính thẩm mỹ cao. Sau khi di dời dân khu vực Thượng Thành, đây có thể là điểm tham quan thú vị giúp du khách tìm hiểu về kiến trúc, lịch sử kinh thành Huế. Tuy nhiên, sau thời gian dài bị người dân lấn chiếm, khu vực tường thành khu vực di tích cổng xuống cấp nghiêm trọng và cần được tu sửa để tránh gây nguy hiểm cho du khách.

Ngoài yếu tố về mặt quân sự, 2 công trình cổng nhỏ được xây dựng có tính thẩm mỹ cao. Sau khi di dời dân khu vực Thượng Thành, đây có thể là điểm tham quan thú vị giúp du khách tìm hiểu về kiến trúc, lịch sử kinh thành Huế. Tuy nhiên, sau thời gian dài bị người dân lấn chiếm, khu vực tường thành khu vực di tích cổng xuống cấp nghiêm trọng và cần được tu sửa để tránh gây nguy hiểm cho du khách.

Điền Quang

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/phat-lo-di-tich-2-cong-gach-khi-di-doi-dan-cu-thuong-thanh-post1101075.html