Phát hiện mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường týp 2 và phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Một nghiên cứu mới cho thấy phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có nguy cơ mắc tiểu đường týp 2 gấp 4 lần.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tình trạng khá phổ biến có thể gây ra sự đề kháng insulin, một yếu tố nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Nhưng mối liên hệ giữa tiểu đường týp 2 với PCOS thường gây ra các giai đoạn bất thường, mụn trứng cá, tăng cân và các vấn đề sinh đẻ hay tình trạng trao đổi chất vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã định lượng được nguy cơ gia tăng và phát hiện ra rằng những phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng được chẩn đoán với bệnh tiểu đường sớm hơn trung bình bốn năm so với những bệnh nhân khác.

Trong nghiên cứu, độ tuổi trung bình của một chẩn đoán bệnh tiểu đường đối với những người mắc PCOS là 31.

Một trong những tác giả của nghiên cứu, Dorte Glintborg, thuộc Bệnh viện Đại học Odense, Đan Mạch, cho biết: "Nhiều phụ nữ mắc chứng PCOS bị béo phì, nhưng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ở những người này vẫn chưa được biết. Nguy cơ phát triển bệnh đái đường týp 2 ở những người mắc PCOS là một phát hiện quan trọng.”

Ông cũng cho biết thêm: "Bệnh tiểu đường có thể phát triển ở độ tuổi trẻ và tầm soát bệnh đái tháo đường là rất quan trọng, đặc biệt ở những phụ nữ béo phì và mắc PCOS".

 Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có nguy cơ mắc tiểu đường týp 2 gấp 4 lần

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có nguy cơ mắc tiểu đường týp 2 gấp 4 lần

Những phát hiện chính của nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu trên 19.500 phụ nữ Đan Mạch trước mãn kinh với chẩn đoán PCOS.

Những phụ nữ bị PCOS sau đó được so sánh với những phụ nữ khác ở độ tuổi tương tự mà không có PCOS, cũng như chẩn đoán bệnh tiểu đường týp 2.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng phụ nữ bị PCOS có khả năng bị bệnh tiểu đường gấp bốn lần so với những người không có tình trạng này.

Họ cũng phát hiện ra rằng chỉ số khối cơ thể cao hơn, mức insulin, glucose và triglycerides (chất béo trong máu) cũng liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Chính xác thì PCOS có thể dẫn đến bệnh tiểu đường như thế nào?

Insulin là một hoocmon kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Khi phụ nữ mắc PCOS có nguy cơ kháng lại hoạt động của insulin, cơ thể khi ấy sẽ cố gắng giải quyết bằng cách sản xuất nhiều hơn.

Điều này gây ra glucose tích tụ trong máu, có thể gây ra lượng đường trong máu cao. Từ đó dẫn đến sự phát triển của bệnh đái tháo đường týp 2, xảy ra khi tuyến tụy không thể tiết ra insulin cần thiết để duy trì mức đường huyết bình thường.

Mức insulin cao khiến buồng trứng sản sinh ra quá nhiều testosterone, điều này cản trở sự rụng trứng bình thường.

Insulin kháng thuốc cũng có thể dẫn đến tăng cân, có thể làm cho triệu chứng PCOS tồi tệ hơn, bởi vì có quá nhiều chất béo khiến cơ thể sản sinh ra nhiều insulin hơn.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra các biến chứng bao gồm suy thận, bệnh tim và đột quỵ. Khi bệnh đái tháo đường týp 2 trở nên tồi tệ hơn, bạn có thể cần đến thuốc - thông thường là viên nén - để duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Không có cách chữa trị nào cho PCOS. Nếu bạn có rối loạn và bạn thừa cân, hãy giảm cân và ăn uống một cách lành mạnh, cân bằng chế độ ăn có thể làm cho một số triệu chứng tốt hơn.

An Nhiên

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/phat-hien-moi-lien-he-giua-benh-tieu-duong-typ-2-va-phu-nu-mac-hoi-chung-buong-trung-da-nang-d128697.html